Việc làm trong nước Archives - Công ty Cổ phần Quốc tế VXT https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc Mon, 04 Nov 2024 07:26:10 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 https://vxtmanpower.com.vn/wp-content/uploads/cropped-Logo-VXT-MANPOWER-Fix-32x32.png Việc làm trong nước Archives - Công ty Cổ phần Quốc tế VXT https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc 32 32 04/11/2023 – Tiếp tục cảnh báo lừa đảo mạo danh https://vxtmanpower.com.vn/dao-tao/04-11-2023-tiep-tuc-canh-bao-lua-dao-mao-danh.html Mon, 04 Nov 2024 07:26:10 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=2379 TIẾP TỤC CẢNH BÁO VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO Tình trạng lừa đảo mạo danh Công ty cổ phần tập đoàn VXT hiện vẫn bị các kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo tiền của người lao động. Chúng tôi không hề thu tiền qua hình thức chuyển khoản hay thu tiền tận nơi. . .

The post 04/11/2023 – Tiếp tục cảnh báo lừa đảo mạo danh appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
TIẾP TỤC CẢNH BÁO VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO

Tình trạng lừa đảo mạo danh Công ty cổ phần tập đoàn VXT hiện vẫn bị các kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo tiền của người lao động. Chúng tôi không hề thu tiền qua hình thức chuyển khoản hay thu tiền tận nơi nào. Người lao động đóng tiền, làm hợp đồng chú ý chỉ giao dịch tại các trụ sở công ty: 

  • Trụ sở: Số 477 Minh Khai – Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội
  • Văn phòng giao dịch: Lô N5-2 Cụm sản xuất tập trung làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
  • TT Đào tạo LĐXK – Km8 + 500 Đại LộThăng Long – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội.

Mọi thông tin cần xác minh và báo cáo xin liên hệ:
Phòng Truyền thông Công ty cổ phần tập đoàn VXT: 0243.862.4056 hoặc 0983.66.99.88 (Zalo/Line/Skype).

 

Thông tin về các đối tượng lừa đảo

❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌
Các đối tượng này đều dụ người Lao động chuyển khoản qua một tài khoản có tên sau:
🚫CÔNG TY TNHH TC TOÀN CẦU VN🚫
🚫STK: 1508 6688 tại Ngân hàng Techcombank🚫
Và một số tk giả danh khác.

Chúng tôi kính báo tới toàn thể quý đối tác và các khách hàng được biết và cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi và tổ chức chuyên nghiệp này.

1. Dụ dỗ người lao động bằng các thông tin lấy từ VXT như đơn hàng, địa chỉ, phiếu thu (làm giả), hợp đồng lao động (làm giả). Thông qua các trang mạng hoặc tài khoản Facebook, Zalo, Line, Tiktok, … bị đánh cắp hoặc giả danh.

2. Không gặp mặt trực tiếp hay mời lên công ty, chi nhánh trực thuộc tư vấn mà chỉ qua điện thoại hoặc Zalo nhắn tin, đưa ra rất nhiều ly do để không gặp mặt, không đưa lên văn phòng làm việc có treo biển VXT…

3. Yêu cầu chuyển khoản cọc đơn hàng nếu không sẽ bị huỷ hoặc không được tham gia thi tuyển làm người Lao động rối trí nhiễu loạn tâm lý.

4. Thông tin chuyển khoản không phải tên Công ty cổ phần tập đoàn VXT.

Kính mong quý đối tác quý khách hàng LƯU Ý khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản,hãy trực tiếp lên các trụ sở chính của công ty để xác minh nếu có thể.

Trong các hình ảnh thu thập được dưới đây, là một trong các thủ đoạn và thông tin liên lạc LỪA ĐẢO mong mọi người chú ý và phòng tránh.🆘🆘🆘Hiện chúng tôi đã trình báo lên công an điều tra để điều tra hành vi mạo danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhưng đối tượng này.
🆘🆘🆘Với những trường hợp Lao động – bị hại đã mắc lừa yêu cầu làm đơn trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận – Huyện tại địa phương để được thụ lý và giải quyết.

 

The post 04/11/2023 – Tiếp tục cảnh báo lừa đảo mạo danh appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
QUAN TRỌNG!!! – Tiếp tục cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động https://vxtmanpower.com.vn/xuat-khau-lao-dong/quan-trong-tiep-tuc-canh-bao-lua-dao-xuat-khau-lao-dong.html Thu, 24 Oct 2024 05:58:28 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=2370 TIẾP TỤC CẢNH BÁO VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng Danh tính và Uy tín của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VXT để tiến hành hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền đóng phí của người lao động trên các tỉnh thành. ❌❌❌ĐẶC BIỆT. . .

The post QUAN TRỌNG!!! – Tiếp tục cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
TIẾP TỤC CẢNH BÁO VỀ CÁC ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO

Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng Danh tính và Uy tín của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VXT để tiến hành hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền đóng phí của người lao động trên các tỉnh thành.

❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌
Các đối tượng này đều dụ người Lao động chuyển khoản qua một tài khoản có tên sau:
🚫CÔNG TY TNHH TC TOÀN CẦU VN🚫
🚫STK: 1508 6688 tại Ngân hàng Techcombank🚫
Và một số tk giả danh khác.

Chúng tôi kính báo tới toàn thể quý đối tác và các khách hàng được biết và cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi và tổ chức chuyên nghiệp này.

1. Dụ dỗ người lao động bằng các thông tin lấy từ VXT như đơn hàng, địa chỉ, phiếu thu (làm giả), hợp đồng lao động (làm giả). Thông qua các trang mạng hoặc tài khoản Facebook, Zalo, Line, Tiktok, … bị đánh cắp hoặc giả danh.

2. Không gặp mặt trực tiếp hay mời lên công ty, chi nhánh trực thuộc tư vấn mà chỉ qua điện thoại hoặc Zalo nhắn tin, đưa ra rất nhiều ly do để không gặp mặt, không đưa lên văn phòng làm việc có treo biển VXT…

3. Yêu cầu chuyển khoản cọc đơn hàng nếu không sẽ bị huỷ hoặc không được tham gia thi tuyển làm người Lao động rối trí nhiễu loạn tâm lý.

4. Thông tin chuyển khoản không phải tên Công ty cổ phần tập đoàn VXT.

Kính mong quý đối tác quý khách hàng LƯU Ý khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản,hãy trực tiếp lên các trụ sở chính của công ty để xác minh nếu có thể.

Trong các hình ảnh thu thập được dưới đây, là một trong các thủ đoạn và thông tin liên lạc LỪA ĐẢO mong mọi người chú ý và phòng tránh.🆘🆘🆘Hiện chúng tôi đã trình báo lên công an điều tra để điều tra hành vi mạo danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhưng đối tượng này.
🆘🆘🆘Với những trường hợp Lao động – bị hại đã mắc lừa yêu cầu làm đơn trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận – Huyện tại địa phương để được thụ lý và giải quyết.

Mọi thông tin cần xác minh và báo cáo xin liên hệ:
Phòng Truyền thông Công ty cổ phần tập đoàn VXT: 0243.862.4056 hoặc 0983.66.99.88 (Zalo/Line/Skype).

The post QUAN TRỌNG!!! – Tiếp tục cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
QUAN TRỌNG!!! – Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động https://vxtmanpower.com.vn/ho-tro-thu-tuc-dang-ky/quan-trong-canh-bao-lua-dao-xuat-khau-lao-dong.html Fri, 11 Oct 2024 09:14:38 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=2356 Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng Danh tính và Uy tín của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VXT để tiến hành hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền đóng phí của người lao động trên các tỉnh thành. ❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌ Các đối tượng này đều dụ người Lao. . .

The post QUAN TRỌNG!!! – Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng Danh tính và Uy tín của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VXT để tiến hành hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền đóng phí của người lao động trên các tỉnh thành.

❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌
Các đối tượng này đều dụ người Lao động chuyển khoản qua một tài khoản có tên sau:
🚫CÔNG TY TNHH TC TOÀN CẦU VN🚫
🚫STK: 1508 6688 tại Ngân hàng Techcombank🚫
Và một số tk giả danh khác.

Chúng tôi kính báo tới toàn thể quý đối tác và các khách hàng được biết và cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi và tổ chức chuyên nghiệp này.

1. Dụ dỗ người lao động bằng các thông tin lấy từ VXT như đơn hàng, địa chỉ, phiếu thu (làm giả), hợp đồng lao động (làm giả). Thông qua các trang mạng hoặc tài khoản Facebook, Zalo, Line, Tiktok, … bị đánh cắp hoặc giả danh.

2. Không gặp mặt trực tiếp hay mời lên công ty, chi nhánh trực thuộc tư vấn mà chỉ qua điện thoại hoặc Zalo nhắn tin, đưa ra rất nhiều ly do để không gặp mặt, không đưa lên văn phòng làm việc có treo biển VXT…

3. Yêu cầu chuyển khoản cọc đơn hàng nếu không sẽ bị huỷ hoặc không được tham gia thi tuyển làm người Lao động rối trí nhiễu loạn tâm lý.

4. Thông tin chuyển khoản không phải tên Công ty cổ phần tập đoàn VXT.

Kính mong quý đối tác quý khách hàng LƯU Ý khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản,hãy trực tiếp lên các trụ sở chính của công ty để xác minh nếu có thể.

Trong các hình ảnh thu thập được dưới đây, là một trong các thủ đoạn và thông tin liên lạc LỪA ĐẢO mong mọi người chú ý và phòng tránh.🆘🆘🆘Hiện chúng tôi đã trình báo lên công an điều tra để điều tra hành vi mạo danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhưng đối tượng này.
🆘🆘🆘Với những trường hợp Lao động – bị hại đã mắc lừa yêu cầu làm đơn trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận – Huyện tại địa phương để được thụ lý và giải quyết.

Mọi thông tin cần xác minh và báo cáo xin liên hệ:
Phòng Truyền thông Công ty cổ phần tập đoàn VXT: 0243.862.4056 hoặc 0983.66.99.88 (Zalo/Line/Skype).

The post QUAN TRỌNG!!! – Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Phiếu trả lời – Đăng ký hợp đồng lao động đi làm việc tại Nhật Bản số 2024-25545 https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc/tin-bai-vltn/phieu-tra-loi-dang-ky-hop-dong-lao-dong-di-lam-viec-tai-nhat-ban-so-2024-25545.html Tue, 04 Jun 2024 02:21:44 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=2263 The post Phiếu trả lời – Đăng ký hợp đồng lao động đi làm việc tại Nhật Bản số 2024-25545 appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>

The post Phiếu trả lời – Đăng ký hợp đồng lao động đi làm việc tại Nhật Bản số 2024-25545 appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc/gan-5-trieu-lao-dong-bi-mat-viec-gian-viec-nghi-luan-phien.html Thu, 06 Aug 2020 08:24:18 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=1169 Gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên 08:47 | 03/07/2020. (LĐTĐ) Báo cáo về tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động 6 tháng đầu năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có khoảng 84,8% số doanh. . .

The post Gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên

08:47 | 03/07/2020.

(LĐTĐ) Báo cáo về tình hình việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động 6 tháng đầu năm, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, có khoảng 84,8% số doanh nghiệp gặp khó khăn; gần 67% số doanh nghiệp được khảo sát đã thực hiện ít nhất một trong bốn giải pháp về lao động để ứng phó với tác động của dịch bệnh.

Cụ thể, các giải pháp các công ty đã triển khai để ứng phó với tác động của dịch bệnh, gồm: Cắt giảm lao động, giãn việc, nghỉ luân phiên, nghỉ việc không lương, cắt giảm lương. Trong đó, cho lao động giãn việc, nghỉ luân phiên là giải pháp được áp dụng phổ biến nhất; có hơn 28% số doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động; chỉ có hơn 5% số doanh nghiệp cho biết đã tranh thủ thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.

Tính chung đến giữa tháng 4/2020, cả nước có gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống … Theo báo cáo của các cấp công đoàn , tính đến hết tháng 4, có 5.681 doanh nghiệp và 1.310 đơn vị sự  nghiệp ngoài công lập phải giải thể, ngừng việc, thu hẹp quy mô sản xuất, tác động đến đời sống, việc làm của hơn 461 nghìn người lao động.

Tại một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp để người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trong khi doanh nghiệp vẫn có thể duy trì sản xuất. Một số doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu (tập trung tại các ngành dệt may, da giày…) do ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (Mỹ, châu Âu…) đã thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với một bộ phận người lao động, tác động không nhỏ đến đời sống của người lao động, nhất là đối với các gia đình có nhiều thành viên cùng thuộc diện bị cắt, giảm, chấm dứt hợp đồng lao động.

B.D (nguồn Lao động thủ đô)

The post Gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ luân phiên appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc/chu-trong-nhiem-vu-dai-dien-bao-ve-doan-vien-nguoi-lao-dong.html Thu, 06 Aug 2020 08:05:31 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=1161 Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động 13:51 | 06/03/2020. (LĐTĐ) Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở; nhân rộng các mô hình thiết thực chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động, đặc biệt là chăm lo cho đoàn viên,. . .

The post Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động

13:51 | 06/03/2020.

(LĐTĐ) Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở; nhân rộng các mô hình thiết thực chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động, đặc biệt là chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất… Đó là những nội dung được đề cập đến trong Nghị quyết về nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn năm 2020 vừa được Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.

chu trong nhiem vu dai dien bao ve doan vien nguoi lao dong
Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị chú trọng tuyên truyền về pháp luật lao động cho đoàn viên, CNVCLĐ.

Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam ký ban hành Nghị quyết số 08/NQ-BCH về nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn năm 2020. Đây là năm được đánh giá quan trọng – năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, năm diễn ra Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước.

Với chủ đề hoạt động năm là “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở”, năm 2020, các cấp công đoàn tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hoạt động công đoàn cơ sở (CĐCS) với 7 nhóm vấn đề chủ yếu được định hướng: Phát huy vai trò chủ động, tích cực của CĐCS trong tổ chức thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ, chú trọng đối thoại để giải quyết những vấn đề mà công nhân, lao động quan tâm;

Tăng cường thông tin tuyên truyền ở cơ sở; tổ chức các hoạt động ở cơ sở thật sự xuất phát từ nhu cầu, đáp ứng nguyện vọng của đoàn viên, người lao động theo hướng tăng quyền thụ hưởng, tính thiết thực, sát hợp; phát huy vai trò của đoàn viên công đoàn trong đề xuất nội dung, thực hiện nhiệm vụ và giám sát đối với hoạt động CĐCS và Ban Chấp hành CĐCS; đổi mới công tác cán bộ CĐCS, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho chủ tịch CĐCS và tăng cường sự gắn kết giữa đoàn viên với cán bộ công đoàn; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát nhất là trong công tác tài chính.

Trong đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn chủ động xây dựng để trình dự án sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn. Triển khai thực hiện Bộ luật Lao động (sửa đổi), tích cực tham gia xây dựng và triển khai các nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong tổ chức Công đoàn. Tập trung thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, chú trọng lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung, ký mới thỏa ước lao động tập thể theo hướng phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, quan tâm chính sách đối với lao động nữ.

Tích cực phát huy vai trò tổ chức Công đoàn trong Hội đồng Tiền lương quốc gia về tiền lương tối thiểu vùng năm 2021. Chủ động thực hiện các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho CĐCS tiến hành đàm phán, thương lượng tiền lương cho người lao động năm 2021 theo quy định pháp luật. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật công đoàn. Tích cực tham gia kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động đối với người lao động; tập trung giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca và chính sách nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động. Tổ chức kịp thời, hiệu quả hoạt động đối thoại với người sử dụng lao động…

Bên cạnh đó, tổ chức tốt kế hoạch chăm lo cho đoàn viên và người lao động trong dịp Tết; nhân rộng các mô hình thiết thực chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động, đặc biệt là chăm lo cho đoàn viên, người lao động ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất, phấn đấu ký mới 375 thỏa thuận hợp tác. Sửa đổi, bổ sung Quy chế thành lập, tổ chức hoạt động của Quỹ “Mái ấm Công đoàn” phù hợp với tình hình thực tiễn, phấn đấu xây dựng, sửa chữa 2.638 nhà Mái ấm công đoàn. Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…

Tổ chức tốt các phong trào thi đua

Là năm có nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn và sự kiện trọng đại của đất nước, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị các cấp công đoàn tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Đảng, thành tựu phát triển đất nước, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về giai cấp công nhân, về tổ chức và hoạt động công đoàn đối với đoàn viên, người lao động. Trong đó, chú trọng tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện đại hội đảng các cấp, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Đồng thời tiến hành thường xuyên các hoạt động tuyên truyền về pháp luật lao động cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Tổ chức đồng bộ các hoạt động Tháng Công nhân năm 2020, trọng tâm ở CĐCS doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và Chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với người lao động tiêu biểu trong phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” (2016 – 2020).

Triển khai Kế hoạch thi đua năm 2020 trong CNVCLĐ với chủ đề: CNVCLĐ cả nước thi đua đổi mới, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ, lập thành tích thiết thực chào mừng 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Đại hội thi đua yêu nước lần thứ X. Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua tại cơ sở, thúc đẩy năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công tác, đảm bảo an toàn lao động. Phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của tổ chức Công đoàn” hướng trọng tâm vào kết quả phục vụ nâng cao chất lượng hoạt động CĐCS. Tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến CNVCLĐ các cấp tiến tới Đại hội thi đua yêu nước CNVCLĐ lần thứ X, giai đoạn 2016 – 2020…

Một số chỉ tiêu cơ bản trong năm 2020

1. Kết nạp mới 600.000 đoàn viên công đoàn.

2. Thành lập CĐCS tại 1.688 doanh nghiệp có 25 công nhân, lao động trở lên.

3. Giới thiệu 126.839 đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

4. Thành lập mới 1.993 Ban nữ công quần chúng ở ngoài khu vực nhà nước theo qui định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

5. Về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở:

– Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức tại 69.286 cơ quan, đơn vị; Tổ chức hội nghị người lao động tại 1.816 doanh nghiệp nhà nước và 19.449 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

– Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở 1.807 doanh nghiệp nhà nước và 20.902 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

6. Thực hiện 1.009 cuộc giám sát theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

7. Ký mới 2.261 bản thỏa ước lao động tập thể ở doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.

8. Đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh bữa ăn giữa ca lên bằng hoặc cao hơn 15.000 đồng ở 2.120 doanh nghiệp.

9. Tổ chức Tháng Công nhân với chủ đề “Năng suất cao – An toàn lao động – Thu nhập tốt” ở 47.417 CĐCS trong doanh nghiệp.

10. Có thêm 6.682 doanh nghiệp thực hiện việc nộp kinh phí công đoàn qua tài khoản Công đoàn Việt Nam.

11. Có 1.248 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức thực hiện việc kiểm tra tài chính cùng cấp. Tổng Liên đoàn, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức kiểm tra tài chính tại 415 CĐCS ngoài khu vực nhà nước.

 

Lan Ngọc (nguồn Lao động thủ đô)

The post Chú trọng nhiệm vụ đại diện, bảo vệ đoàn viên, người lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Tạo niềm tin pháp lý cho người lao động https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc/tao-niem-tin-phap-ly-cho-nguoi-lao-dong.html Thu, 06 Aug 2020 08:00:03 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=1158 Tạo niềm tin pháp lý cho người lao động 16:26 | 10/03/2020. (LĐTĐ) Năm 2019, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư. . .

The post Tạo niềm tin pháp lý cho người lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Tạo niềm tin pháp lý cho người lao động

16:26 | 10/03/2020.

(LĐTĐ) Năm 2019, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật, đối thoại chính sách; hỗ trợ pháp lý cho người lao động. Thông qua đó, đã góp phần nâng cao kiến thức pháp luật, từng bước tạo được niềm tin pháp lý cho đoàn viên công đoàn, người lao động và công đoàn cơ sở.

tao niem tin phap ly cho nguoi lao dong
Bà Vũ Thị Hương- Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho công nhân lao động Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam.

Trên 19 ngàn CNVCLĐ được tuyên truyền

Bà Vũ Thị Hương- Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội cho biết, xác định công tác tuyên truyền, tư vấn pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động, nhất là công nhân lao động trực tiếp trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, thời gian qua, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội cùng với tổ tư vấn pháp luật công đoàn các LĐLĐ quận, huyện, ngành đã tích cực hoạt động, thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua việc tăng cường tổ chức tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho người lao động với hình thức đa dạng như tư vấn tại trụ sở đơn vị, tư vấn qua điện thoại, qua hộp thư điện tử, qua trang web của LĐLĐ Thành phố và các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là đẩy mạnh các hoạt động tư vấn lưu động tại doanh nghiệp, sát với cơ sở, người lao động.

Cụ thể, trong năm 2019, Trung tâm đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở tổ chức 5  cuộc đối thoại về những nội dung pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, 77 cuộc tuyên truyền, tư vấn pháp luật lưu động về Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới người lao động cho khoảng hơn 19.250 công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ); thực hiện tư vấn lưu động tại ki ốt thông tin đặt tại khu nhà ở công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long trong dịp Tháng Công nhân.

Cùng đó, Trung tâm còn thực hiện tư vấn tại trụ sở cho 385 đối tượng về những nội dung của Luật Viên chức, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và một số lĩnh vực lao động đồng thời thực hiện tư vấn qua điện thoại, tư vấn thông qua Trang Thông tin điện tử của LĐLĐ Thành phố và hộp thư điện tử của Trung tâm cho  hàng ngàn đối tượng.  Đặc biệt, Trung tâm đã tham gia 03 vụ việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý, đại diện bảo vệ người lao động tại Tòa, đòi bồi thường 416 triệu đồng cho người lao động.

Tại cấp trên cơ sở, LĐLĐ các quận, huyện, công đoàn ngành cũng đã kiện toàn, thành lập 39 tổ Tư vấn pháp luật. Các Tổ tư vấn pháp luật đã tham mưu cho Ban thường vụ công đoàn cấp trên cơ sở xây dựng Quy chế hoạt động và chương trình công tác tư vấn pháp luật năm 2019 để triển khai đến công đoàn cơ sở và phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật cơ sở. Nhiều LĐLĐ quận, huyện đã tích cực tham gia đoàn kiểm tra liên ngành đồng cấp để kiểm tra việc chấp hành Bộ Luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn, qua đó thực hiện tư vấn cho người sử dụng lao động các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện tốt hơn nữa chế độ chính sách đối với người lao động.

“Có thể nói, hoạt động tuyên truyền, tư vấn pháp luật của các cấp công đoàn Thủ đô đã đạt những hiệu quả thiết thực, từng bước tạo niềm tin pháp lý cho đoàn viên công đoàn, người lao động và công đoàn cơ sở”, bà Vũ Thị Hương khẳng định.

Chưa được đầu tư đúng mức

Bên cạnh những kết quả đạt được, bà Vũ Thị Hương thẳng thắn nhìn nhận, công tác tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho người lao động vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đối với Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội dù đã thực hiện tốt 2 lĩnh vực là: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hướng dẫn giải đáp pháp luật, tư vấn miễn phí cho tổ chức công đoàn, CNVCLĐ và tham gia các hoạt động xây dựng pháp luật song lĩnh vực tham gia bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho CNCVLĐ, đoàn viên công đoàn tại các cơ quan tố tụng còn hạn chế, chưa mở rộng thực hiện các dịch vụ pháp lý cho các đối tượng theo yêu cầu.

Tại hội nghị triển khai công tác tư vấn pháp luật được tổ chức mới đây, lãnh đạo Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội cho biết, năm 2020, Trung tâm đặt mục tiêu sẽ lồng ghép công tác tư vấn pháp luật với thực hiện giải quyết tranh chấp lao động và tổ chức đối thoại tại đơn vị cơ sở; tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục và tư vấn pháp luật lưu động cho công nhân lao động tại các khu nhà trọ và các doanh nghiệp; tăng cường quảng bá hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí của tổ chức công đoàn đến với công nhân lao động và công đoàn cơ sở; đổi mới, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tư vấn pháp luật… Một số chỉ tiêu cụ thể mà Trung tâm sẽ phấn đấu gồm: 100% tư vấn viên của Trung tâm, thành viên các Tổ Tư vấn pháp luật công đoàn cấp trên cơ sở được tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ tư vấn pháp luật; tổ chức tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho khoảng 15.000 đoàn viên, công nhân lao động tại 70 đơn vị, doanh nghiệp; hỗ trợ tổ chức 05 hội nghị đối thoại giữa công nhân lao động, đại diện công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về những nội dung liên quan tới việc thực hiện chính sách đối với người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Ở các công đoàn cấp trên cơ sở,  công tác tư vấn pháp luật có lúc, có nơi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức về thời gian và kinh phí cho các hoạt động tư vấn tại cơ sở, chất lượng tư vấn chưa cao do kinh phí đầu tư cho hoạt động này còn ít, bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật còn mỏng, đều là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động tư vấn pháp luật chưa nhiều nên chưa đáp ứng nhu cầu tư vấn của các đối tượng.

Trong khi đó, nhiều cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thì phản ánh, ý thức chấp hành pháp luật nói chung, Luật Lao động nói riêng của chủ sử dụng lao động còn chưa nghiêm. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa “mặn mà” với việc gia nhập và tạo điều kiện cho công đoàn hoạt động nên công đoàn rất khó tiếp cận với công nhân lao động để tuyên truyền, tư vấn pháp luật.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế, thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, tư vấn, giáo dục pháp luật qua đó đưa pháp luật đến với CNVCLĐ hiệu quả hơn, giúp người lao động có thể tự bảo vệ mình trong quan hệ lao động, bà Vũ Thị Hương cho rằng, trước hết cần tạo chuyển biến về nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về sự cần thiết của việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho công nhân lao động.

Cùng đó, cần tăng cường phân cấp và quy rõ trách nhiệm cho từng cấp công đoàn trong việc tổ chức hoạt động tư vấn, đánh giá hiệu quả về công tác này. Một số cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở thì đề xuất công tác tuyên truyền tư vấn pháp luật cần đa dạng hóa hơn về cách thức, phương pháp và LĐLĐ Thành phố cần có những hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu cho một số tư vấn viên về các nội dung pháp luật Lao động, tố tụng, trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án, nhất là phải đạt trình độ Luật sư, được tham gia học tập chuyên sâu tại Học viện Tư pháp.

LĐLĐ Thành phố cần quan tâm công tác cán bộ, nhất là cán bộ chuyên trách làm việc tại các LĐLĐ quận để đảm bảo đủ số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài trông chờ vào tổ chức công đoàn, người lao động cũng cần chủ động nghiên cứu luật để tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, tránh thiệt thòi trong quan hệ lao động.

Ngọc Tú (nguồn Lao động thủ đô)

The post Tạo niềm tin pháp lý cho người lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Đảm bảo việc làm, chế độ cho người lao động https://vxtmanpower.com.vn/viec-lam-trong-nuoc/dam-bao-viec-lam-che-do-cho-nguoi-lao-dong.html Thu, 06 Aug 2020 07:55:59 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=1155 Đảm bảo việc làm, chế độ cho người lao động 13:56 | 12/03/2020. (LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn cần chung tay cùng doanh nghiệp khắc phục hậu quả Covid -19, động viên, khích lệ người lao. . .

The post Đảm bảo việc làm, chế độ cho người lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Đảm bảo việc làm, chế độ cho người lao động

13:56 | 12/03/2020.

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn cần chung tay cùng doanh nghiệp khắc phục hậu quả Covid -19, động viên, khích lệ người lao động đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động để đạt được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

dam bao viec lam che do cho nguoi lao dong
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của người lao động tại Công ty CP Đầu tư, xây lắp và VLXD Đông Anh

Công đoàn tiếp tục đồng hành với Chính phủ

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Ngọ Duy Hiểu vừa có công văn gửi LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty về việc triển khai những giải pháp mới trong giai đoạn 2 của cuộc chiến chống dịch Covid -19.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, hơn một tháng qua, các cấp công đoàn trong cả nước đã kịp thời vào cuộc, tích cực, chủ động, nỗ lực phối hợp với cơ quan liên quan, người sử dụng lao động để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đoàn viên, người lao động và cơ quan chức năng phòng chống dịch Covid-19 đạt kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, Việt Nam đã xuất hiện thêm những ca mắc Covid-19 mới. Tới trưa ngày 11/3, tại Việt Nam đã ghi nhận 35 ca dương tính với vi rút Corona. Lãnh đạo Chính phủ nhận định: “Việt Nam đã bước vào giai đoạn 2 trong cuộc chiến chống dịch Covid-19”.

Vì vậy, để tiếp tục đồng hành với Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động trong việc triển khai những biện pháp mới quyết liệt hơn trong giai đoạn này, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tiếp tục thực hiện một số nội dung, như: Kiên trì và thực hiện đúng phương châm phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay là “khẩn trương, kiên quyết, bình tĩnh, đúng mực, không chủ quan, không chần chừ, chủ động phát hiện và ngăn chặn triệt để, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan”;

Thực hiện đầy đủ tinh thần Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN 36 là “gắn kết và chủ động thích ứng”, phát huy mạnh mẽ vai trò của các cấp công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động người lao động ủng hộ, chủ động tự thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch; hạn chế các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; thực hiện nghiêm việc khai báo y tế bắt buộc và cách ly theo quy định khi có yêu cầu của cơ quan chức năng nhằm đảm bảo khoanh vùng, dập dịch triệt để.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị Chủ tịch các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc đề cao kỷ cương, trách nhiệm, chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo địa phương, bộ, ngành trong công tác phòng, chống dịch.

Đồng thời chỉ đạo các cấp công đoàn tuyên truyền để người sử dụng lao động và người lao động thực hiện nghiêm Hướng dẫn số 1133/BYT-MT ngày 09/3/2020 của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc, ký túc xá, khu nhà trọ của người lao động bằng nhiều hình thức (áp phích, tờ rơi, loa phát thanh, công nghệ thông tin…) nhằm truyền tải một cách chính xác, đơn giản, dễ hiểu để mọi người lao động cùng hiểu rõ về dịch bệnh, hiểu về những điều cần phải làm và những điều không được làm để phòng, chống dịch từ nhà, khi sử dụng phương tiện công cộng, ra chỗ đông người, đến nhà hàng, siêu thị, đi làm nơi công sở, trong nhà máy… đảm bảo an toàn.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị, từ thực tiễn địa phương, ngành, doanh nghiệp, Công đoàn cần phối hợp với chính quyền và người sử dụng lao động tuyên truyền, vận động người lao động nỗ lực chung tay cùng doanh nghiệp vượt khó; đề xuất các giải pháp hỗ trợ người lao động về trông giữ, quản lý con trong thời gian học sinh nghỉ học; đảm bảo việc làm thường xuyên, liên tục; xem xét, đề xuất giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chế độ nghỉ phép năm, trợ cấp ốm đau, hỗ trợ khó khăn… để đảm bảo thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đề xuất với người sử dụng lao động ở những doanh nghiệp có điều kiện tổ chức đào tạo lại người lao động để họ chuyển đổi nghề nghiệp và thích nghi với tình hình mới.

Vào thời điểm thích hợp, các cấp công đoàn, nhất là công đoàn trong các doanh nghiệp chủ động hoặc phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị, tọa đàm bàn giải pháp thực hiện việc Công đoàn chung tay cùng doanh nghiệp khắc phục hậu quả Covid-19, động viên, khích lệ người lao động đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động để đạt được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Công đoàn cơ sở chủ động vào cuộc

Nhằm tăng cường bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho đoàn viên, người lao động, trên cơ sở giới thiệu của Công đoàn Dệt may Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp hóa chất Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thông tin tới các công đoàn cơ sở danh sách các nhà sản xuất, đơn vị cung cấp khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, trang phục phòng chống dịch có cam kết bán hàng đúng giá hoặc giảm giá từ 10% – 30% so với giá niêm yết trên sản phẩm thông qua hệ thống Công đoàn Việt Nam.

dam bao viec lam che do cho nguoi lao dong
Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang công khai mức bán giảm giá cho đoàn viên công đoàn quận Long Biên

Bà Phan Thị Thu Hằng – Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên cho biết: Nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác vì lợi ích đoàn viên, thể hiện trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, ngay khi dịch bệnh phát sinh, LĐLĐ quận đã làm việc với Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang – doanh nghiệp trên địa bàn quận – ban hành chính sách bán hàng ưu đãi giảm giá cho đoàn viên công đoàn trên địa bàn quận. Theo đó, những sản phẩm như: Nước rửa tay, lau sàn Nano diệt khuẩn… đều được niêm yết công khai giá gốc và giá bán ưu đãi để đoàn viên có thẻ được thụ hưởng, với mức giảm từ 5.000 đồng đến 100.000 đồng/sản phẩm tùy loại.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia vào chương trình bán hàng bình ổn theo chủ trương của Tổng LĐLĐ Việt Nam, bà Trần Quý Dân – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty May 10-CTCP – cho biết: Trước nhu cầu tăng đột biến về khẩu trang, Tổng Công ty đã tách riêng một số dây chuyền chuyên sản xuất khẩu trang. Không chỉ tại Hà Nội, 15 Chi nhánh của Tổng Công ty tại các địa phương cũng vào cuộc để cung cấp nhu cầu tại địa phương cũng như đơn hàng của Tổng Công ty.

Đối với việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động tại Tổng Công ty, hàng ngày, người lao động đều được tiến hành đo thân nhiệt, được phát vitamin C để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, Công đoàn đã chủ động tham mưu với lãnh đạo giãn thời gian ăn ca của người lao động ra thành nhiều ca, tránh tụ tập đông người cùng thời điểm. Chủ động tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, trang web của Tổng Công ty… về tình hình dịch bệnh cũng như các biện pháp tăng cường phòng chống dịch cho bản thân người lao động và gia đình.

Bên cạnh đó, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đầu mùa dịch đến nay, Tổng Công ty đã phát miễn phí 50.000 khẩu trang tới người dân, góp sức để người dân chủ động tham gia phòng chống dịch.

Bảo Duy (nguồn Lao động thủ đô)

The post Đảm bảo việc làm, chế độ cho người lao động appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19 https://vxtmanpower.com.vn/xuat-khau-lao-dong/the-gioi-co-the-mat-gan-25-trieu-viec-lam-vi-covid-19.html Thu, 06 Aug 2020 07:48:19 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=1152 Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19 15:20 | 19/03/2020. (LĐTĐ) Đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình lao động trên toàn cầu cho thấy, tác động của dịch bệnh sẽ còn tiếp tục mở rộng, khiến hàng triệu. . .

The post Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19 appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19
15:20 | 19/03/2020.

(LĐTĐ) Đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình lao động trên toàn cầu cho thấy, tác động của dịch bệnh sẽ còn tiếp tục mở rộng, khiến hàng triệu người lao động sẽ phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và rớt xuống dưới chuẩn nghèo.

Theo ILO, cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, ILO cho rằng, nếu chúng ta có thể đưa ra giải pháp chính sách đối phó với tình hình này một cách đồng bộ ở tầm quốc tế – như thế giới đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009-2009, thì tác động của dịch bệnh đến tình trạng thất nghiệp toàn cầu có thể giảm đi đáng kể.

the gioi co the mat gan 25 trieu viec lam vi covid 19
ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.

Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid 19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” của ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.

Những biện pháp này bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Ngoài ra, báo cáo sơ bộ cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế cụ thể

Các kịch bản khác nhau

Dựa vào các kịch bản khác nhau mà tác động của Covid-19 có thể gây ra đối với tăng trưởng GDP toàn cầu, ước tính của ILO cho thấy số người thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng từ 5,3 triệu người (kịch bản “thấp”) đến 24,7 triệu người (kịch bản “cao”).

Đây là số tăng thêm so với nền số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Nhìn lại trong tương quan với năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó khiến 22 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Tình trạng thiếu việc làm (không sử dụng được đầy đủ khả năng làm việc của người lao động có việc làm) cũng được dự báo sẽ tăng theo diện rộng, khi những tác động về kinh tế của Covid-19 sẽ khiến cả giờ làm và tiền lương bị giảm.

Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển – vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại – thì lần này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa.

Giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập lớn cho người lao động. Nghiên cứu ước tính con số này tương đương từ 860 tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Điều này sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động tới triển vọng của doanh nghiệp và các nền kinh tế

Tình trạng lao động nghèo được dự báo cũng sẽ gia tăng đáng kể, bởi “việc giảm thu nhập do suy giảm các hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người lao động cận nghèo hoặc sống dưới chuẩn nghèo”.

ILO ước tính rằng sẽ có thêm từ 8,8 đến 35 triệu người lao động rơi vào đói nghèo trên khắp thế giới, so với mức ước tính trước đây cho năm 2020 (là giảm 14 triệu người )

Phản ứng chính sách nhanh chóng và đồng bộ

“Đây không còn chỉ là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nữa, mà Covid-19 cũng chính là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với thị trường lao động và kinh tế, tác động lớn tới con người,” Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder cho biết.

“Trong năm 2008, thế giới đã cho thấy sự đồng lòng để cùng nhau giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và đã có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất. Đó chính là điều chúng ta cần lúc này,” ông Guy Ryder nói

Báo cáo của ILO cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng việc làm tới một số nhóm lao động sẽ không đồng đều, và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Những người bị ảnh hưởng lớn bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi. Phụ nữ và lao động di cư cũng thuộc nhóm này.

Lao động di cư dễ bị tổn thương vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội. Trong khi đó, phụ nữ thường chiếm số đông trong nhóm các công việc lương thấp và các ngành kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.

Tổng Giám đốc ILO kết luận: “Trong những lúc khủng hoảng như hiện nay, chúng ta có hai công cụ chính có thể giúp giảm bớt những tác động tiêu cực và giúp phục hồi niềm tin của công chúng.

Thứ nhất là đối thoại xã hội – đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ. Công cụ này đóng vai trò quan trọng để xây dựng niềm tin của công chúng và hỗ trợ các biện pháp mà chúng ta cần thực hiện để vượt qua cuộc khủng hoảng này.

Thứ hai là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn này cung cấp một nền tảng đã được thử nghiệm và khẳng định dành cho các phản ứng chính sách tập trung vào việc phục hồi một cách bền vững và công bằng. Chúng ta cần làm tất cả mọi thứ cần thiết để giảm thiểu thiệt hại đối với con người trong thời điểm khó khăn này.”

ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động Việt Nam

Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee cho rằng, Việt Nam đã làm rất tốt công tác kiềm chế dịch Covid-19. Sự quyết tâm được thể hiện rõ qua thông điệp của Thủ tướng rằng Chính phủ chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân.

Ông Chang-Hee Lee chia sẻ: “Khi cuộc chiến chống Covid-19 có khả năng sẽ còn kéo dài, bây giờ chính là lúc bắt đầu hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực của virus tới doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của phần lớn người lao động, bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức. ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động để chiến đấu vì việc làm thỏa đáng tại thời điểm khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng về cả sức khỏe, thị trường lao động cũng như kinh tế hiện nay.”

B.D (nguồn Lao động thủ đô)

The post Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19 appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm https://vxtmanpower.com.vn/xuat-khau-lao-dong/dai-dich-covid-19-khien-hon-1-6-thanh-nien-the-gioi-mat-viec-lam.html Thu, 06 Aug 2020 07:37:31 +0000 https://vxtmanpower.com.vn/?p=1144 Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm 16:15 | 28/05/2020. (LĐTĐ) Những phân tích mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tác động của Covid-19 lên thị trường lao động hé lộ những hệ quả đặc biệt nặng nề đối với lao động trẻ, khi có tới. . .

The post Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>
Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm

16:15 | 28/05/2020.

(LĐTĐ) Những phân tích mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tác động của Covid-19 lên thị trường lao động hé lộ những hệ quả đặc biệt nặng nề đối với lao động trẻ, khi có tới hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm.

dai dich covid 19 khien hon 16 thanh nien the gioi mat viec lam
Theo ILO, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1/6 lao động trẻ đã phải ngừng việc. Ảnh minh họa- B.D

ILO cho biết, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1/6 lao động trẻ đã phải ngừng việc, còn với những người có thể tiếp tục công việc thì đã bị cắt giảm 23% số giờ làm việc.

Theo Báo cáo nhanh số 4 của ILO: Covid-19 và thế giới việc làm, thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng nhanh đáng kể từ tháng 2 đã và đang tác động đến nữ nhiều hơn nam giới.

Đại dịch này tạo nên cú sốc đối với thanh niên ở ba phương diện. Đại dịch không chỉ hủy hoại việc làm của họ, mà còn làm gián đoạn việc học hành và đào tạo, cũng như dựng nên nhiều trở ngại lớn đối với những người muốn tham gia thị trường lao động hay muốn thay đổi công việc.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2019 ở mức 13,6% đã là cao hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Khoảng 267 triệu thanh niên, tức 1/5 dân số thế giới, ở tình trạng không có việc làm mà cũng không tham gia học hành hoặc đào tạo (NEET). Những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 nếu có việc làm thì cũng là những hình thức công việc dễ bị tổn thương như công việc được trả lương thấp, việc làm trong khu vực phi chính thức hay lao động di cư.

Tổng Giám đốc ILO – ông Guy Ryder cho biết: “Khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, đặc biệt là nữ giới, với tác động nặng nề hơn và nhanh chóng hơn so với các nhóm dân số khác. Nếu chúng ta không kịp thời hành động để cải thiện tình hình, hệ quả mà virus gây ra có thể sẽ kéo dài hàng thập kỷ. Nếu tài năng, năng lực của họ bị gạt ra ngoài lề do thiếu cơ hội và kỹ năng, điều đó sẽ hủy hoại tương lai của tất cả chúng ta và đặt ra những khó khăn cho công cuộc tái thiết một nền kinh tế tốt hơn giai đoạn hậu Covid-19.”

Báo cáo kêu gọi những phản ứng chính sách cấp bách, quy mô lớn và có mục tiêu để hỗ trợ thanh niên, trong đó bao gồm các chương trình đảm bảo việc làm/đào tao trên diện rộng ở các nước phát triển và các chương trình chú trọng tạo nhiều việc làm và đảm bảo việc làm ở những nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình.

Báo cáo cũng cập nhật số liệu ước tính về mức giảm thời giờ làm việc trong quý I và quý II năm 2020 so với quý IV năm 2019. Ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý I năm 2020 (tương đương với khoảng 135 triệu việc làm toàn thời gian, giả định tuần làm việc 48 giờ). Con số này thể hiện mức điều chỉnh tăng nhẹ – khoảng 7 triệu việc làm – kể từ Báo cáo nhanh số 3. Dự báo mức tổn thất việc làm trong quý II không thay đổi và duy trì ở mức 305 triệu việc làm.

Xét theo khu vực, Châu Mỹ (13,1%) và châu Âu và Trung Á (12,9%) là những khu vực có tỷ lệ giảm số giờ làm việc cao nhất trong quý II.

Báo cáo một lần nữa kêu gọi các biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp dựa trên chiến lược bốn trụ cột của ILO: Kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; dựa vào đối thoại xã hội để tìm ra giải pháp.

B.D (nguồn Lao động thủ đô).

The post Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm appeared first on Công ty Cổ phần Quốc tế VXT.

]]>