THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NHẬT BẢN: ĐỪNG ĐỂ TUỘT MẤT
Trong những năm gần đây, nhiều người biết đến thị trường lao động Nhật Bản nhiều hơn nhờ hoạt động đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc dưới hình thức tu nghiệp sinh. Chương trình này nhằm mục đích đưa người lao động sang Nhật để tiếp thu kỹ năng, kiến thức nâng cao tay nghề, người lao động được tiếp cận với nhiều kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại qua việc làm thực tế ở Nhật. Nguồn lao động này trở thành nguồn lao động quý giá của Việt Nam khi nước ta gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội người lao động được nhận vào làm việc ở nhiều công ty Nhật ở nước ta cũng tăng lên đáng kể.
Thị trường lao động Nhật Bản: đừng để tuột mất
Trong quá trình tuyển dụng, học việc ở các công ty, nhiều lao động đã phải chịu chi phí quá cao so với quy định, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung, nhiều trường hợp lao động phải chịu cả những chi phí chuẩn bị nhưng vẫn không được đưa đi, nhiều cẩm nang trường hợp người lao động phá vỡ hợp đồng lao động, bỏ ra ngoài làm việc tăng nhiều hơn so với những năm trước đó.
Thực ra, tình trạng lao động trốn ra ngoài làm việc khi sang đến nước ngoài xảy ra ở nhiều thị trường chứ không riêng gì ở Nhật Bản. Nguyên nhân của thực trạng này là do sự yếu kém của công ty xuất khẩu lao động khi đưa các thực tập sinh sang Nhật Bản không đáp ứng đầy đủ yêu cầu đơn hàng của phía tiếp nhận, tuyển chọn lap động qua nhiều khâu trung gian nên không kiểm soát được một cách chặt chẽ chất lượng lao động,… ngoài ra còn do sự cạnh tranh không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp làm giảm quyền lời của doanh nghiệp, người lao động để có được hợp đồng.
Thực tế, nhiều lao động trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp là vì họ tìm mọi cách để kiếm lại đủ chi phí và kiếm thêm tiền làm vốn trong thời gian nhanh nhất. Các doanh nghiệp thì chỉ quan tâm đến chi phí thu được và quan tâm đến số lượng lao động được xuất khẩu mà quên mất trách nhiệm của mình sau khi đã đưa lao động đi làm việc.
ST/