Tình trạng lừa đảo mạo danh Công ty cổ phần tập đoàn VXT hiện vẫn bị các kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo tiền của người lao động. Chúng tôi không hề thu tiền qua hình thức chuyển khoản hay thu tiền tận nơi nào. Người lao động đóng tiền, làm hợp đồng chú ý chỉ giao dịch tại các trụ sở công ty:
Trụ sở: Số 477 Minh Khai – Vĩnh Tuy – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Văn phòng giao dịch: Lô N5-2 Cụm sản xuất tập trung làng nghề Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.
TT Đào tạo LĐXK – Km8 + 500 Đại LộThăng Long – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội.
Mọi thông tin cần xác minh và báo cáo xin liên hệ: Phòng Truyền thông Công ty cổ phần tập đoàn VXT: 0243.862.4056 hoặc 0983.66.99.88 (Zalo/Line/Skype).
Thông tin về các đối tượng lừa đảo
❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌
Các đối tượng này đều dụ người Lao động chuyển khoản qua một tài khoản có tên sau:
🚫CÔNG TY TNHH TC TOÀN CẦU VN🚫
🚫STK: 1508 6688 tại Ngân hàng Techcombank🚫
Và một số tk giả danh khác.
Chúng tôi kính báo tới toàn thể quý đối tác và các khách hàng được biết và cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi và tổ chức chuyên nghiệp này.
1. Dụ dỗ người lao động bằng các thông tin lấy từ VXT như đơn hàng, địa chỉ, phiếu thu (làm giả), hợp đồng lao động (làm giả). Thông qua các trang mạng hoặc tài khoản Facebook, Zalo, Line, Tiktok, … bị đánh cắp hoặc giả danh.
2. Không gặp mặt trực tiếp hay mời lên công ty, chi nhánh trực thuộc tư vấn mà chỉ qua điện thoại hoặc Zalo nhắn tin, đưa ra rất nhiều ly do để không gặp mặt, không đưa lên văn phòng làm việc có treo biển VXT…
3. Yêu cầu chuyển khoản cọc đơn hàng nếu không sẽ bị huỷ hoặc không được tham gia thi tuyển làm người Lao động rối trí nhiễu loạn tâm lý.
4. Thông tin chuyển khoản không phải tên Công ty cổ phần tập đoàn VXT.
Kính mong quý đối tác quý khách hàng LƯU Ý khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản,hãy trực tiếp lên các trụ sở chính của công ty để xác minh nếu có thể.
Trong các hình ảnh thu thập được dưới đây, là một trong các thủ đoạn và thông tin liên lạc LỪA ĐẢO mong mọi người chú ý và phòng tránh.🆘🆘🆘Hiện chúng tôi đã trình báo lên công an điều tra để điều tra hành vi mạo danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhưng đối tượng này.
🆘🆘🆘Với những trường hợp Lao động – bị hại đã mắc lừa yêu cầu làm đơn trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận – Huyện tại địa phương để được thụ lý và giải quyết.
Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng Danh tính và Uy tín của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VXT để tiến hành hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền đóng phí của người lao động trên các tỉnh thành.
❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌
Các đối tượng này đều dụ người Lao động chuyển khoản qua một tài khoản có tên sau:
🚫CÔNG TY TNHH TC TOÀN CẦU VN🚫
🚫STK: 1508 6688 tại Ngân hàng Techcombank🚫
Và một số tk giả danh khác.
Chúng tôi kính báo tới toàn thể quý đối tác và các khách hàng được biết và cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi và tổ chức chuyên nghiệp này.
1. Dụ dỗ người lao động bằng các thông tin lấy từ VXT như đơn hàng, địa chỉ, phiếu thu (làm giả), hợp đồng lao động (làm giả). Thông qua các trang mạng hoặc tài khoản Facebook, Zalo, Line, Tiktok, … bị đánh cắp hoặc giả danh.
2. Không gặp mặt trực tiếp hay mời lên công ty, chi nhánh trực thuộc tư vấn mà chỉ qua điện thoại hoặc Zalo nhắn tin, đưa ra rất nhiều ly do để không gặp mặt, không đưa lên văn phòng làm việc có treo biển VXT…
3. Yêu cầu chuyển khoản cọc đơn hàng nếu không sẽ bị huỷ hoặc không được tham gia thi tuyển làm người Lao động rối trí nhiễu loạn tâm lý.
4. Thông tin chuyển khoản không phải tên Công ty cổ phần tập đoàn VXT.
Kính mong quý đối tác quý khách hàng LƯU Ý khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản,hãy trực tiếp lên các trụ sở chính của công ty để xác minh nếu có thể.
Trong các hình ảnh thu thập được dưới đây, là một trong các thủ đoạn và thông tin liên lạc LỪA ĐẢO mong mọi người chú ý và phòng tránh.🆘🆘🆘Hiện chúng tôi đã trình báo lên công an điều tra để điều tra hành vi mạo danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhưng đối tượng này.
🆘🆘🆘Với những trường hợp Lao động – bị hại đã mắc lừa yêu cầu làm đơn trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận – Huyện tại địa phương để được thụ lý và giải quyết.
Mọi thông tin cần xác minh và báo cáo xin liên hệ:
Phòng Truyền thông Công ty cổ phần tập đoàn VXT: 0243.862.4056 hoặc 0983.66.99.88 (Zalo/Line/Skype).
Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng Danh tính và Uy tín của CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VXT để tiến hành hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền đóng phí của người lao động trên các tỉnh thành.
❌❌❌ĐẶC BIỆT LƯU Ý❌❌❌
Các đối tượng này đều dụ người Lao động chuyển khoản qua một tài khoản có tên sau:
🚫CÔNG TY TNHH TC TOÀN CẦU VN🚫
🚫STK: 1508 6688 tại Ngân hàng Techcombank🚫
Và một số tk giả danh khác.
Chúng tôi kính báo tới toàn thể quý đối tác và các khách hàng được biết và cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi và tổ chức chuyên nghiệp này.
1. Dụ dỗ người lao động bằng các thông tin lấy từ VXT như đơn hàng, địa chỉ, phiếu thu (làm giả), hợp đồng lao động (làm giả). Thông qua các trang mạng hoặc tài khoản Facebook, Zalo, Line, Tiktok, … bị đánh cắp hoặc giả danh.
2. Không gặp mặt trực tiếp hay mời lên công ty, chi nhánh trực thuộc tư vấn mà chỉ qua điện thoại hoặc Zalo nhắn tin, đưa ra rất nhiều ly do để không gặp mặt, không đưa lên văn phòng làm việc có treo biển VXT…
3. Yêu cầu chuyển khoản cọc đơn hàng nếu không sẽ bị huỷ hoặc không được tham gia thi tuyển làm người Lao động rối trí nhiễu loạn tâm lý.
4. Thông tin chuyển khoản không phải tên Công ty cổ phần tập đoàn VXT.
Kính mong quý đối tác quý khách hàng LƯU Ý khi thực hiện các giao dịch chuyển khoản,hãy trực tiếp lên các trụ sở chính của công ty để xác minh nếu có thể.
Trong các hình ảnh thu thập được dưới đây, là một trong các thủ đoạn và thông tin liên lạc LỪA ĐẢO mong mọi người chú ý và phòng tránh.🆘🆘🆘Hiện chúng tôi đã trình báo lên công an điều tra để điều tra hành vi mạo danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của nhưng đối tượng này.
🆘🆘🆘Với những trường hợp Lao động – bị hại đã mắc lừa yêu cầu làm đơn trình báo lên cơ quan cảnh sát điều tra công an Quận – Huyện tại địa phương để được thụ lý và giải quyết.
Mọi thông tin cần xác minh và báo cáo xin liên hệ:
Phòng Truyền thông Công ty cổ phần tập đoàn VXT: 0243.862.4056 hoặc 0983.66.99.88 (Zalo/Line/Skype).
Neom: Siêu thành phố định hình tương lai của Saudi Arabia
03/10/2021 08:00
Baoquocte.vn. Dự án siêu thành phố Neom là tiêu điểm trong chiến lược của Saudi Arabia nhằm chuyển mình thành trung tâm công nghệ mới trong khu vực và trên thế giới.
Tầm nhìn về siêu thành phố Neom của Saudi Arabia. (Nguồn: Getty Images)
Saudi Arabia, quốc gia có diện tích và dân số lớn nhất Bán đảo Arab, từ lâu được biết đến là nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Kể từ khi được phát hiện cuối những năm 30 thế kỷ trước, dòng “vàng đen” dồi dào đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng một Saudi Arabia thịnh vượng.
Tuy nhiên, nhận thức rõ sự thay đổi trong ngành khai thác dầu toàn cầu, từ biến động mạnh về giá, nhu cầu tiêu thụ giảm, hệ quả môi trường tới sự phát triển mạnh của năng lượng tái tạo khác, lãnh đạo Saudi Arabia đã và đang thực hiện nhiều kế hoạch đa dạng kinh tế, qua đó giảm phụ thuộc vào công nghiệp dầu mỏ.
Trong bối cảnh đó, tháng 4/2016, khi còn là Phó Hoàng thái tử, Hoàng thái tử Mohammed bin Salman đã công bố Kế hoạch Tầm nhìn 2030, hướng tới xây dựng “xã hội năng động”, “nền kinh tế thịnh vượng” và “quốc gia đầy tham vọng”.
Mục tiêu của chiến lược này là xây dựng hình ảnh Saudi Arabia như một trung tâm công nghệ mới của khu vực và thế giới, thay vì nhà xuất khẩu dầu thô như trước. Dự án Siêu thành phố Neom là biểu tượng cho tầm nhìn và hoài bão đó.
Vị trí siêu dự án Neom (Nguồn: AlBawaba)
Định hình lại đô thị
Với cái tên được ghép giữa từ neos (nghĩa là mới) tiếng Hy Lạp và từ mustaqbal (nghĩa là tương lai) tiếng Arab, Neom nằm tại duyên hải sa mạc cằn cỗi bên bờ Biển Đỏ và vịnh Aqaba, nơi có các tuyến thương mại hàng hải qua kênh đào Suez, tiếp giáp Ai Cập và Jordan. Vị trí chiến lược của Neom sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực như một trung tâm kết nối châu Á, châu Âu và châu Phi.
Thành phố Neom tương lai sẽ có 16 quận, tổng diện tích 26.500 km2, gấp 33 lần New York (Mỹ), 37 lần Singapore và dự kiến sẽ là nơi sinh sống, làm việc của hàng chục triệu công dân toàn thế giới. Với mức đầu tư lên tới 500 tỷ USD và dự kiến hoàn thành năm 2025, Neom được kỳ vọng có thể “soán ngôi” Thung lũng Silicon về công nghệ, Hollywood trong giải trí và French Riviera về nghỉ dưỡng.
Trong bối cảnh con người đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, quá tải dân số… Neom sẽ định hình lại quan niệm về đô thị và đưa ra tầm nhìn mới về cuộc sống tương lai.
Hãy thử hình dung sơ lược về cuộc sống tại Neom trong tương lai. Thay vì sử dụng ô tô làm phương tiện di chuyển hàng ngày, cư dân sẽ ngồi trong những chiếc taxi bay không người lái đến nơi làm việc, phó mặc việc dọn dẹp ở nhà cho người máy.
Tất cả dịch vụ giao thông, nhà hàng, hậu cần… sẽ do người máy đảm nhiệm, vận hành bằng năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió hay thậm chí sóng biển. Neom sẽ là thành phố trung tính carbon, khí thải ác mộng của nhiều nước công nghiệp khác.
Mô hình taxi bay, loại phương tiện vận tải dự kiến sẽ trở nên thông dụng tại siêu thành phố Neom – Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Thành phố của tương lai
Neom là một phần của Kế hoạch Tầm nhìn 2030 đầy tham vọng để đưa Saudi Arabia lên tầm cao mới, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và xây dựng quốc gia này thành một trung tâm công nghệ khu vực và thế giới.
Với địa hình sa mạc khô hạn, Neom được cho là sẽ áp dụng “công nghệ gieo hạt” trên nền mây để tạo mây, cung cấp lượng mưa nhiều hơn, từng bước góp phần cải tạo đất đai và xây dựng hệ thực vật màu mỡ, phong phú hơn trước cho khu vực.
Saudi Arabia cũng kỳ vọng rằng Neom sẽ định hình tương lai nhiều lĩnh vực thiết yếu của cuộc sống như giáo dục, năng lượng, giải trí, văn hóa, dịch vụ tài chính, thực phẩm, y tế và công nghệ sinh học, sản xuất, truyền thông, giao thông…
Tuy nhiên, The Line, dự án vừa được công bố năm 2021, mới là át chủ bài của Neom. Là thành phố thẳng tắp kéo dài 170 km nối các tiểu khu của Neom với nhau, The Line sẽ hiện thực hóa mọi kỳ vọng công nghệ viễn tưởng của nơi đây.
Trí tuệ nhân tạo sẽ học hỏi và dự báo hành vi của con người, làm cho cuộc sống dễ dàng hơn với người dân, doanh nghiệp hay du khách. Nếu các mô hình thành phố thông minh hiện nay chỉ sử dụng 1% dữ liệu thu thập, Neom dự kiến sử dụng đến 90% thông tin của cư dân để phục vụ các nhu cầu nhỏ nhất của chính họ.
Thành phố được bố trí thành ba tầng: Bề mặt với nhiều công viên và không gian mở, vắng bóng đường phố, ô tô. Tại đây, cư dân chủ yếu tản bộ hoặc đi xe đạp, vừa nâng cao thể chất, vừa tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng mát.
Hai lớp còn lại dưới lòng đất dành cho hoạt động dịch vụ và giao thông huyết mạch, với các hệ thống trung chuyển “siêu cao tốc”. Người dân chỉ cần đi bộ 5 phút từ một điểm trên đường thẳng là có thể tiếp cận toàn bộ dịch vụ hàng ngày. Di chuyển giữa các điểm xa nhất trên tuyến cao tốc sẽ không tốn quá 20 phút.
Neom cũng sẽ phát triển hệ thống taxi không người lái, công viên kỷ Jura với khủng long robot và loạt nhà hàng đạt chuẩn Michelin. Thành phố sẽ được vận hành bởi 100% năng lượng sạch và trí tuệ nhân tạo dựa vào năng lượng tái tạo, với công nghệ xanh biến nước thành oxy và hydro.
Kết cấu ba lớp dự kiến của thành phố The Line. (Nguồn: Tuổi Trẻ)
Hiện thực hóa giấc mơ
Tới nay, dáng dấp một siêu thành phố công nghệ tương lai đã dần hình thành trên khu vực sa mạc cằn cỗi của Saudi Arabia. Sân bay Neom đã gần hoàn thiện, và chính thức nằm trong danh sách sân bay quốc tế của thế giới. Chính phủ Saudi Arabia đã và đang tổ chức nhiều sự kiện chính trị, cùng các hoạt động ngoài trời tại khu vực này để thu hút đầu tư, cũng như sự chú ý của thế giới với nơi đây.
Người khởi xướng Kế hoạch Tầm nhìn 2030 táo bạo, Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman kỳ vọng rằng Neom, với trọng tâm sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo, sẽ giúp nền kinh tế Saudi Arabia giảm phụ thuộc vào dầu mỏ. Ngoài ra, thành phố này còn là hình mẫu hợp lý cho các khoản đầu tư trong nước, cũng như nơi thu hút và thử nghiệm các mô hình công nghệ hiện đại nhất thế giới.
Mặc dù vậy, không ít người hoài nghi về tính khả thi của The Line nói riêng và Neom nói chung khi nhiều công nghệ được sử dụng trong siêu dự án này vẫn chưa phát triển đầy đủ. Chẳng hạn, công nghệ Hyperloop phục vụ tuyến cao tốc trung chuyển của The Line dự kiến cần hàng chục năm nữa để hiện thực hóa.
Song điều đó không thể cản bước Saudi Arabia thúc đẩy siêu dự án đầy tham vọng này, chứng minh rằng mọi ước mơ của con người đều có thể thành hiện thực.
Baoquocte.vn. Với nhiều thay đổi mạnh mẽ, Saudi Arabia đang nỗ lực chuyển mình để trở thành quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên xanh sắp tới hậu đại dịch Covid-19.
Nằm giữa Bán đảo Arab, giáp Jordan, Kuwait và Iraq ở phía Bắc, Oman và Yemen ở phía Nam, Vương quốc Saudi Arabia có diện tích khoảng 2 triệu km2, lớn thứ 2 trong OPEC và thứ 14 trên thế giới.
Từ vương quốc “vàng đen”
Với 17% trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng của thế giới và ngành dầu khí chiếm tới 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 70% thu nhập từ xuất khẩu, nơi đây thường được biết đến là thủ phủ của “vàng đen” – dầu mỏ. Mũi khoan vào ngày đầu tháng 3/1938 tại một giếng dầu thuộc sở hữu của người Mỹ ở Dhahran đã thay đổi hoàn toàn con người và chính trị của Saudi Arabia, Trung Đông và toàn thế giới.
Đường ống dẫn dầu khổng lồ chở dầu từ Dhahran, Saudi Arabia, gần nơi dầu được phát hiện đầu tiên ở nước này.
(Nguồn: Emory Kristof, National Geographic)
Có thể nói rằng dầu mỏ là cơ sở của sự thịnh vượng hiện nay tại Saudi Arabia. Trước khi phát hiện dầu mỏ, nền kinh tế Saudi Arabia khá hạn chế, chủ yếu dựa vào doanh thu du lịch từ các cuộc hành hương của các tín đồ Hồi giáo trên thế giới tới hai thánh địa Mecca và Madina, với một phần nhỏ từ nông nghiệp.
Nhờ doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ, Saudi Arabia đã từng bước thiết lập cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ cho nền công nghiệp dầu mỏ với nhiều giếng dầu, đường ống, nhà máy lọc dầu và cầu cảng…
Sự bùng nổ giá dầu từ năm 2003 đến năm 2014 đã mang lại cho Saudi Arabia sự tăng trưởng mạnh mẽ, cho phép nền kinh tế Saudi Arabia tăng trưởng 5% hàng năm và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng gấp ba lần về quy mô.
Kết quả là, nền kinh tế Saudi Arabia đã tăng từ vị trí thứ 27 trên thế giới vào năm 2003 lên vị trí thứ 19 vào năm 2014 và từ đó đến nay luôn nằm trong nhóm 20 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng Saudi Arabia chỉ biết đến nguồn thu từ dầu mỏ. Riyadh đã khôn khéo sử dụng phần lớn lợi nhuận từ nguồn “vàng đen” cho các quỹ đầu tư, xây dựng và phát triển các ngành kinh doanh, xây dựng, công nghiệp hóa chất, du lịch… trong nước, cũng như đầu tư vào nhiều dự án quốc tế lớn, mua bất động sản và đất đai ở nước ngoài.
Theo thông tin từ swfinstitute.org, Quỹ Đầu tư công của Saudi Arabia hiện đứng thứ 8 trong danh sách các quỹ đầu tư công lớn nhất trên thế giới, với tổng giá trị tài sản đạt gần 400 tỷ USD. Dầu mỏ trước đây chiếm 90% ngân sách của Saudi Arabia, song giờ chỉ còn 62% (2020) do sự phát triển của các ngành kinh tế phi dầu mỏ.
Trụ sở Quỹ đầu tư công Saudi Arabia tại Riyadh. (Nguồn: Omrania)
… đến “thổi màu xanh vào cát”
Tuy nhiên, đó không phải là tất cả.
Với Saudi Arabia, dầu mỏ vẫn đóng vai trò thiết yếu. Song khi thế giới liên tục thay đổi, Riyadh không thể đứng yên. Năm 2016, Phó Hoàng Thái tử lúc bấy giờ là Mohammed bin Salman đã đề xướng Kế hoạch “Tầm nhìn 2030”, đưa Saudi Arabia trở thành một quốc gia mạnh mẽ, phát triển và ổn định với một xã hội năng động, nền kinh tế thịnh vượng và quốc gia nỗ lực.
Cuối tháng 3/2021, Hoàng Thái tử Mohammed bin Salman tiếp tục đề xướng sáng kiến “Saudi Arabia xanh” và “Trung Đông xanh” trong Kế hoạch “Tầm nhìn 2030” với phát biểu thể hiện trách nhiệm của một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới: “Là nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, chúng tôi hoàn toàn nhận thức được một phần trách nhiệm nhằm khẩn trương thúc đẩy chống biến đổi khí hậu. Với vai trò dẫn đầu trong ổn định thị trường năng lượng thời đại dầu khí, chúng tôi sẽ trở thành quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên xanh sắp tới”.
Với việc đưa ra các đề xuất xanh và các giải pháp bảo vệ môi trường, Saudi Arabia mong muốn thể hiện vai trò tiên phong trong giải quyết các vấn đề chung toàn cầu. Đồng thời, Riyadh tin tưởng rằng quá trình chống biến đổi khí hậu sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh, khơi gợi sự đổi mới và tạo hàng triệu cơ hội việc làm cho người Saudi.
Một trong những nội dung quan trọng của hai sáng kiến này là trồng 10 tỷ cây xanh tại Saudi Arabia và 40 tỷ cây xanh tại khu vực Trung Đông trong các thập niên sắp tới; phục hồi 200 triệu ha đất bị suy thoái; giảm 2,5% tỷ lệ khí thải carbon toàn cầu; nâng tỷ trọng năng lượng sạch trên tổng sản xuất năng lượng từ 0,3% lên 50% năm 2030…
Ngoài ra, các sáng kiến này còn nhằm bảo tồn môi trường biển và ven biển, tăng tỷ lệ các khu dự trữ thiên nhiên, bảo vệ đất đai, cải thiện quy định sản xuất dầu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Một góc thuộc dự án “Riyadh xanh”. (nguồn: http://www.riyadhgreen.sa/en/)
Đây không phải lần đầu Saudi Arabia chú ý đến trách nhiệm bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Trước đó, Saudi Arabia đã đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này. Nước này đã tái cơ cấu toàn diện ngành môi trường, thành lập Lực lượng An ninh môi trường vào năm 2019, tăng tỷ lệ khu bảo tồn thiên nhiên từ 4% lên hơn 14% diện tích cả nước, tăng 40% tỷ lệ che phủ thực vật trong 4 năm.
Đáng chú ý, Saudi Arabia đạt mức tốt nhất về lượng khí thải carbon trong số các nước sản xuất dầu mỏ, xuất khẩu thành công 40 tấn amoniac xanh, khởi động một trong những dự án sản xuất hydrogen xanh lớn nhất thế giới tại Neom trị giá 5 tỷ USD với công suất khoảng 650 tấn/ngày.
Hành trình chông gai
Nhiều quốc gia và tổ chức hoan nghênh các sáng kiến bảo vệ môi trường đầy tham vọng của Saudi Arabia. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và bảo vệ môi trường cho biết chính phủ Saudi Arabia sẽ phải rất nỗ lực để đạt được mục tiêu nâng tỷ trọng năng lượng sạch trên tổng sản xuất năng lượng từ 0,3% lên 50% năm 2030.
Trên thế giới, hiện chỉ có Iceland và Na Uy đạt mức năng lượng tái tạo chiếm hơn 50% tổng sản xuất năng lượng.
Liên quan đến các dự án “hydrocarbon sạch” với mục tiêu làm nhiên liệu hóa thạch ít gây ô nhiễm hơn, nhà phân tích Valérie Marcel của tổ chức Chatham House (Anh) cho biết kế hoạch có thể bao gồm thu giữ và lưu trữ carbon, cắt giảm rò rỉ khí methane và sử dụng năng lượng tái tạo để khai thác nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài ra, mặc dù tham vọng trồng thêm hàng chục tỷ cây xanh của Saudi Arabia được hoan nghênh, nhưng kế hoạch này không dễ thực hiện ở một trong những khu vực khô hạn nhất thế giới. Hiện chỉ 0,5% diện tích Saudi Arabia là rừng và độ che phủ cây cối ở Trung Đông chủ yếu nằm ở bờ biển Địa Trung Hải.
Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị và kế hoạch rõ ràng cho từng mục tiêu, hy vọng các kế hoạch “thổi màu xanh vào cát” của Saudi Arabia sẽ đạt kết quả khích lệ, góp phần quan trọng trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường toàn nhân loại.
“Với vai trò dẫn đầu trong ổn định thị trường năng lượng thời đại dầu khí, chúng tôi sẽ trở thành quốc gia tiên phong trong kỷ nguyên xanh sắp tới”. (Hoàng Thái tử Mohammed Bin Salman)
Hàng loạt chính sách mới quan trọng về tuyển sinh, xuất khẩu lao động có hiệu lực từ tháng 5/2020
19:31 | 27/04/2020.
Lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng, hủy toàn bộ kết quả thi của thí sinh bị đình chỉ thi tại kỳ thi THPT quốc gia, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ nếu có tiền bảo lãnh…cùng nhiều quy định mới quan trọng có hiệu lực từ tháng 5/2020.
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, từ 1/5, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả…) nếu có 1 trong các điều kiện:
Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Từ 1/5, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ nếu có tiền bảo lãnh
Thông tư 08/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT quy định, thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định.
Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi của kỳ thi năm đó. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 8/5.
Quyết định 12/ 2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS).
Quyết định nêu rõ, từ 15/5, người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ 100 triệu đồng để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.
Theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, từ 20/5, có 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài gồm: Massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, mangan, điôxit thủy ngân; Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả…
Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Theo đó, từ 22/5, thay vì cấp bản sao bằng giấy, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo 2 cách:
Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc. Khi đó, cơ quan đang quản lý sổ gốc sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu.
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu. Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhận lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.
Theo Nghị định 37/2020/NĐ-CP của Chính phủ, từ 15/5 bổ sung 4 ngành nghề vào danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư, bao gồm: Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Theo Huệ Linh/ anninhthudo.vn (nguồn Lao động thủ đô)
10 huyện, thị, thành phố bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
20:50 | 11/06/2020.
(LĐTĐ) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2020.
Theo đó, căn cứ Bản ghi nhớ về Chương trình EPS với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2018-2020, sau khi thống nhất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS năm 2020 đối với 10 quận, huyện ở Việt Nam.
Đây là những địa phương có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên và có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 53 người trở lên.
Ảnh minh họa
Theo đó, các tỉnh, thành phố bị tạm dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2020 như sau: Huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa); huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh); huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình).Cũng theo thông báo, ngoài 10 quận, huyện nêu trên, còn có 21 quận, huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên; đồng thời, một số địa phương còn nhiều lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước và lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng.
Căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2021 đối với các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19
15:20 | 19/03/2020.
(LĐTĐ) Đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình lao động trên toàn cầu cho thấy, tác động của dịch bệnh sẽ còn tiếp tục mở rộng, khiến hàng triệu người lao động sẽ phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và rớt xuống dưới chuẩn nghèo.
Theo ILO, cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, ILO cho rằng, nếu chúng ta có thể đưa ra giải pháp chính sách đối phó với tình hình này một cách đồng bộ ở tầm quốc tế – như thế giới đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009-2009, thì tác động của dịch bệnh đến tình trạng thất nghiệp toàn cầu có thể giảm đi đáng kể.
ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.
Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid 19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” của ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.
Những biện pháp này bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ngoài ra, báo cáo sơ bộ cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế cụ thể
Các kịch bản khác nhau
Dựa vào các kịch bản khác nhau mà tác động của Covid-19 có thể gây ra đối với tăng trưởng GDP toàn cầu, ước tính của ILO cho thấy số người thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng từ 5,3 triệu người (kịch bản “thấp”) đến 24,7 triệu người (kịch bản “cao”).
Đây là số tăng thêm so với nền số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Nhìn lại trong tương quan với năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó khiến 22 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm (không sử dụng được đầy đủ khả năng làm việc của người lao động có việc làm) cũng được dự báo sẽ tăng theo diện rộng, khi những tác động về kinh tế của Covid-19 sẽ khiến cả giờ làm và tiền lương bị giảm.
Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển – vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại – thì lần này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa.
Giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập lớn cho người lao động. Nghiên cứu ước tính con số này tương đương từ 860 tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Điều này sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động tới triển vọng của doanh nghiệp và các nền kinh tế
Tình trạng lao động nghèo được dự báo cũng sẽ gia tăng đáng kể, bởi “việc giảm thu nhập do suy giảm các hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người lao động cận nghèo hoặc sống dưới chuẩn nghèo”.
ILO ước tính rằng sẽ có thêm từ 8,8 đến 35 triệu người lao động rơi vào đói nghèo trên khắp thế giới, so với mức ước tính trước đây cho năm 2020 (là giảm 14 triệu người )
Phản ứng chính sách nhanh chóng và đồng bộ
“Đây không còn chỉ là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nữa, mà Covid-19 cũng chính là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với thị trường lao động và kinh tế, tác động lớn tới con người,” Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder cho biết.
“Trong năm 2008, thế giới đã cho thấy sự đồng lòng để cùng nhau giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và đã có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất. Đó chính là điều chúng ta cần lúc này,” ông Guy Ryder nói
Báo cáo của ILO cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng việc làm tới một số nhóm lao động sẽ không đồng đều, và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Những người bị ảnh hưởng lớn bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi. Phụ nữ và lao động di cư cũng thuộc nhóm này.
Lao động di cư dễ bị tổn thương vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội. Trong khi đó, phụ nữ thường chiếm số đông trong nhóm các công việc lương thấp và các ngành kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.
Tổng Giám đốc ILO kết luận: “Trong những lúc khủng hoảng như hiện nay, chúng ta có hai công cụ chính có thể giúp giảm bớt những tác động tiêu cực và giúp phục hồi niềm tin của công chúng.
Thứ nhất là đối thoại xã hội – đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ. Công cụ này đóng vai trò quan trọng để xây dựng niềm tin của công chúng và hỗ trợ các biện pháp mà chúng ta cần thực hiện để vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Thứ hai là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn này cung cấp một nền tảng đã được thử nghiệm và khẳng định dành cho các phản ứng chính sách tập trung vào việc phục hồi một cách bền vững và công bằng. Chúng ta cần làm tất cả mọi thứ cần thiết để giảm thiểu thiệt hại đối với con người trong thời điểm khó khăn này.”
ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động Việt Nam
Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee cho rằng, Việt Nam đã làm rất tốt công tác kiềm chế dịch Covid-19. Sự quyết tâm được thể hiện rõ qua thông điệp của Thủ tướng rằng Chính phủ chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân.
Ông Chang-Hee Lee chia sẻ: “Khi cuộc chiến chống Covid-19 có khả năng sẽ còn kéo dài, bây giờ chính là lúc bắt đầu hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực của virus tới doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của phần lớn người lao động, bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức. ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động để chiến đấu vì việc làm thỏa đáng tại thời điểm khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng về cả sức khỏe, thị trường lao động cũng như kinh tế hiện nay.”
Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm
16:15 | 28/05/2020.
(LĐTĐ) Những phân tích mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tác động của Covid-19 lên thị trường lao động hé lộ những hệ quả đặc biệt nặng nề đối với lao động trẻ, khi có tới hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm.
Theo ILO, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1/6 lao động trẻ đã phải ngừng việc. Ảnh minh họa- B.D
ILO cho biết, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1/6 lao động trẻ đã phải ngừng việc, còn với những người có thể tiếp tục công việc thì đã bị cắt giảm 23% số giờ làm việc.
Theo Báo cáo nhanh số 4 của ILO: Covid-19 và thế giới việc làm, thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng nhanh đáng kể từ tháng 2 đã và đang tác động đến nữ nhiều hơn nam giới.
Đại dịch này tạo nên cú sốc đối với thanh niên ở ba phương diện. Đại dịch không chỉ hủy hoại việc làm của họ, mà còn làm gián đoạn việc học hành và đào tạo, cũng như dựng nên nhiều trở ngại lớn đối với những người muốn tham gia thị trường lao động hay muốn thay đổi công việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2019 ở mức 13,6% đã là cao hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Khoảng 267 triệu thanh niên, tức 1/5 dân số thế giới, ở tình trạng không có việc làm mà cũng không tham gia học hành hoặc đào tạo (NEET). Những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 nếu có việc làm thì cũng là những hình thức công việc dễ bị tổn thương như công việc được trả lương thấp, việc làm trong khu vực phi chính thức hay lao động di cư.
Tổng Giám đốc ILO – ông Guy Ryder cho biết: “Khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, đặc biệt là nữ giới, với tác động nặng nề hơn và nhanh chóng hơn so với các nhóm dân số khác. Nếu chúng ta không kịp thời hành động để cải thiện tình hình, hệ quả mà virus gây ra có thể sẽ kéo dài hàng thập kỷ. Nếu tài năng, năng lực của họ bị gạt ra ngoài lề do thiếu cơ hội và kỹ năng, điều đó sẽ hủy hoại tương lai của tất cả chúng ta và đặt ra những khó khăn cho công cuộc tái thiết một nền kinh tế tốt hơn giai đoạn hậu Covid-19.”
Báo cáo kêu gọi những phản ứng chính sách cấp bách, quy mô lớn và có mục tiêu để hỗ trợ thanh niên, trong đó bao gồm các chương trình đảm bảo việc làm/đào tao trên diện rộng ở các nước phát triển và các chương trình chú trọng tạo nhiều việc làm và đảm bảo việc làm ở những nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình.
Báo cáo cũng cập nhật số liệu ước tính về mức giảm thời giờ làm việc trong quý I và quý II năm 2020 so với quý IV năm 2019. Ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý I năm 2020 (tương đương với khoảng 135 triệu việc làm toàn thời gian, giả định tuần làm việc 48 giờ). Con số này thể hiện mức điều chỉnh tăng nhẹ – khoảng 7 triệu việc làm – kể từ Báo cáo nhanh số 3. Dự báo mức tổn thất việc làm trong quý II không thay đổi và duy trì ở mức 305 triệu việc làm.
Xét theo khu vực, Châu Mỹ (13,1%) và châu Âu và Trung Á (12,9%) là những khu vực có tỷ lệ giảm số giờ làm việc cao nhất trong quý II.
Báo cáo một lần nữa kêu gọi các biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp dựa trên chiến lược bốn trụ cột của ILO: Kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; dựa vào đối thoại xã hội để tìm ra giải pháp.
ILO cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy di cư lao động an toàn
12:03 | 11/06/2020.
(LĐTĐ) Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo di cư lao động an toàn hơn và có lợi hơn cho người lao động di cư. Theo ILO, việc sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thể là cơ hội để đảm bảo rằng người lao động di cư Việt Nam sẽ được thị trường toàn cầu đón nhận và quyền của người lao động sẽ được bảo vệ theo những tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi (Luật số 72) đã được Quốc hội đưa ra thảo luận vào ngày 10/6 và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10 năm 2020.
Lao động Việt Nam đăng ký dự thi tiếng Hàn đi làm việc tại Hàn Quốc
Sau khi thông qua, Luật sửa đổi sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, gia đình cũng như cộng đồng của họ và có tác động đến sự phát triển của di cư và công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Giám đốc ILO Việt Nam, TS Chang-Hee Lee, cho biết: “Việc quy định cấm áp dụng các loại phí tuyển dụng và chi phí liên quan một cách rõ ràng trong luật đóng vai trò rất quan trọng. Khi người lao động phải trả lệ phí và chi phí cao, cũng như phải vay nợ với lãi suất cao để đi làm việc ở nước ngoài, họ dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bị lạm dụng, bóc lột, lệ thuộc vì nợ, lao động cưỡng bức và buôn bán người. Do đó, những lợi ích cho phát triển của di cư lao động không thể được đảm bảo một cách đầy đủ.”
Công ước về Các cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân số 181 và các nguyên tắc chung và hướng dẫn triển khai hoạt động tuyển dụng công bằng của ILO nêu rõ “người lao động không phải gián tiếp hay trực tiếp chịu một phần hay toàn bộ lệ phí tuyển dụng hoặc chi phí liên quan” và “chủ sử dụng lao động, trong khu vực công cũng như tư, hoặc trung gian của họ, thay vì người lao động, phải chịu chi phí tuyển dụng”.
Việt Nam hiện có mức phí tuyển dụng và các chi phí liên quan ở mức cao được quy định trong luật. Theo một nghiên cứu mới của ILO, người lao động di cư không hiểu rõ cơ cấu lệ phí, chi phí hiện tại và quy định phức tạp về các mức phí theo luật định khiến người lao động khó biết được họ có phải đóng quá mức phí quy định hay không.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng thu phí người lao động di cư trên mức trần theo quy định của luật còn phổ biến. Một số người được phỏng vấn cho biết họ đã phải trả từ 163 triệu đồng đến 372 triệu đồng (7.000-16.000 USD) để đi việc tại Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức giới hạn theo quy định của pháp luật. Việc quy định các kênh di cư hợp thức trong luật với mức chi phí thấp hơn, mất ít thời gian và quy định đơn giản hơn sẽ giúp giải quyết vấn đề thu phí quá cao so với mức luật định, ngoài ra cũng dễ giám sát và thực thi hơn.
Bà Anna Olsen – chuyên gia về di cư lao động của ILO cho biết: “Các hành vi lạm dụng liên quan đến tình trạng lệ thuộc do nợ nần xuất phát từ việc trả các khoản phí tuyển dụng có thể dẫn đến nạn lao động cưỡng bức và buôn bán người.”
Trong một động thái liên quan, Quốc hội đã bỏ phiếu phê chuẩn Công ước cơ bản số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức của ILO vào ngày 8/6 vừa qua.
“Để giải quyết các vấn đề rủi ro liên quan đến lao động cưỡng bức, cần phải có một khung pháp lý quốc gia đầy đủ và các chính sách di cư lao động toàn diện dựa trên những tiêu chuẩn lao động quốc tế,” bà Olsen nhận định.
Theo chuyên gia, việc sửa đổi Luật số 72 mang đến cơ hội cho Việt Nam trong việc đáp ứng các nhu cầu từ nhiều chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu muốn thuê lao động di cư “được tuyển dụng không phí”, theo đó họ không phải trả bất cứ khoản chi phí nào để đi làm việc ở nước ngoài. Điều này sẽ giúp bảo vệ người lao động di cư tốt hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2019, Việt Nam đã phái cử hơn 152.000 lao động di cư ra nước ngoài, hai phần ba trong số này là nam giới. Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc đã tiếp nhận hơn 90% lao động di cư hợp thức của Việt Nam trong ba năm qua. Hàng năm, Chính phủ đều tăng các mục tiêu di cư lao động cấp quốc gia và cấp tỉnh, tích cực thúc đẩy di cư lao động như một phương tiện tạo công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng cho người lao động và giảm nghèo.