Theo Sở lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Quảng Bình, hiện nay, có khoảng 15-17 ngàn lao động của tỉnh này đang làm việc ở nước ngoài, hàng tháng gửi về nước hàng trăm tỷ đồng.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với việc làm trong nước, trong khi đó vốn đầu tư ít nhưng mang lại lợi ích kinh tế cao, đời sống bản thân và gia đình được cải thiện đáng kể.
Nhằm mở rộng thị trường lao động và tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, vừa qua, Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình đã tham mưu UBND tỉnh này tổ chức đoàn công tác sang làm việc tại Hàn Quốc và đã ký bản ghi nhớ về chương trình hợp tác về lao động thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Sở LĐ-TB&XJ, để nâng cao hiệu quả trong công tác đưa người đi lao động tại nước ngoài, tỉnh Quảng Bình cần tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách và đưa ra các chính sách hỗ trợ đặc thù đối với người lao động trên địa bàn tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đồng thời, tỉnh cần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh để người lao động biết và thực hiện có hiệu quả.
Có các giải pháp phù hợp đưa những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về hoạt động tại địa phương hiệu quả, bên cạnh đó cần phát triển, mở rộng thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt chú ý đến các thị trường trọng điểm, có thu nhập cao.
Tiếp tục đào tạo và giáo dục định hướng nghề nghiệp cho người lao động để tạo nguồn cung lao động có chất lượng để đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm có mức thu nhập cao và thâm nhập vào các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao, trọng điểm, có thu nhập cao.
Ngoài ra, cần quan tâm hơn nữa đến việc hỗ trợ người lao động trong và sau khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trở về sử dụng đồng vốn, nhân lực có hiệu quả…
Ngoài nét đẹp cổ kính và bí ẩn sau những lâu đài, Romania còn khoác thêm cho mình một nét đẹp bình yên của miền đồng quê. Những ngôi làng đã trải qua hơn nghìn năm tuổi vẫn giữ trọn màu sắc văn hóa xa xưa.
Những ngôi nhà đơn sơ nằm rải rác trên đồi cỏ xanh ngát
Đi trên những con đường quê ngập nắng, du khách sẽ được ngắm nhìn những bình nguyên xanh bất tận, điểm thêm đó là những bông hoa vàng óng. Con đường làng được lát đá được bao quanh bởi những hàng cây trĩu quả, những giàn hoa giăng cho đến những dây hoa leo bao phủ cả một góc tường nổi bật. Bên các bậu cửa của những ngôi nhà được điểm tô bởi những bông hoa xinh xắn, tạo nên một khung cảnh bình yên, hiền hòa. Những ngôi nhà ở đây không mọc san sát nhau như trên các khu phố và các thị trấn. Mỗi ngôi nhà đều có một mảnh vườn rộng lớn và những cánh đồng cỏ trải dài.
Nét đẹp cổ kính
Trên ngọn đồi, những lâu đài cổ kính hiện lên cùng những bức tượng đá và các vườn cây xanh thắm. Dù đã từng trải qua cuộc xâm lăng của La Mã và hơn mấy trăm năm chịu sự thống trị của đế chế Ottoman. Nhưng tại các miền quê của Romania vẫn giữ gìn khá tốt các công trình kiến trúc cũ như các thành quách và chiến hào rộng lớn. Và cũng bởi vì phải chịu nhiều cuộc xâm lược nên văn hóa của Romania được cho là rất phong phú và đặc sắc.
Nếu có dịp đến với vùng đồng quê Romania bạn hãy ghé qua làng gốm Horezu độc đáo
Các ngôi làng, các tu viện và nhà thờ ở đây đều được xây dựng theo phong cách Brancovenesc đặc trưng của Romania. Đồng thời tại các miền quê còn xuất hiện các làng nghề thủ công nổi tiếng trên khắp cả nước. Nổi bật nhất là làng nghề thủ công Horezu, nổi tiếng với nghề sản xuất gốm, với những sản phẩm được trang trí bằng những đường nét hoa văn tinh tế.
Tại vùng cao nguyên Wallachia phía Nam của dãy núi Nam Carpath và vùng Transylvania lân cận có đến bảy thị trấn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Và đây khu vực do người Đức khai hoang lập nghiệp từ hàng ngàn năm trước.Đời sống tươi vui
Hòa cùng nét đẹp của vùng quê yên bình, cuộc sống của người dân nơi đây cũng nhộn nhịp và tràn đầy niềm vui. Bên những ngôi nhà giữa khu vườn xanh tươi rộng lớn, những người nông dân đang cần mẫn vắt sữa bò, làm bơ và phô mai để dự trữ cho mùa đông sắp tới.
Ngôi nhà nhỏ nhắn nằm giữa khu vườn xinh xắn đầy hoa cỏ
Và cứ mỗi đêm đến, họ lại tụ họp với nhau để tiếp tục may vá, kể cho nhau những câu chuyện cổ tích hoặc hát cho nhau nghe những bài dân ca.
Những người phụ nữ luôn cười nói vui vẻ và miệt mài trong việc may vá, thêu thùa
Tại các thị trấn nhỏ của vùng nông thôn của Romania, người ta vẫn dễ dàng nhận ra từ phía hai bên đường, những công trình kiến trúc cổ mọc nối nhau giữa dòng xe tấp nập. Trước cửa các ngôi nhà thỉnh thoảng lại có đặt những chiếc ghế dài để người trong gia đình ngồi hóng mát và trò chuyện với nhau mỗi chiều. Kiến trúc trong các ngôi nhà ở đây rất đơn giản theo kiểu nông thôn. Nổi bật là phòng khách sẽ được lót một tấm thảm được dệt từ lông cừu và được trang trí bằng những họa tiết tinh xảo.
Những người đàn ông cũng say sưa với việc sửa chữa, đóng xe ngựa, xe trượt tuyết và các đồ dùng trong gia đình. Vì gia đình nào cũng có một khu vườn nhỏ trồng nho nên họ còn làm cả rượu vang để uống vào mùa đông.
Người đàn ông Romania đi chăn cừu trên đồng cỏ từ lúc sáng sớm
Ở đây, du khách có thể chọn cho mình những món quà thủ công để làm lưu niệm hoặc làm quà tặng. Du khách có thể chọn một tấm thảm nhỏ, chiếc áo, khăn hoặc một miếng đệm được làm từ da cừu, da cáo rất đẹp,… Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức những món ăn rất đặc trưng của vùng nông thôn Romania. Món súp và thịt nướng là những món rất nổi tiếng tại đây với hàng trăm cách chế biến khác nhau.
Và bạn đừng quên mua những sản phẩm thủ công tinh tế ở đây để làm qua cho người thân
Dù đã bước vào thời kỳ hiện đại hóa, nhưng tại những miền quê của Romania vẫn giữ trọn nét đẹp truyền thống của mình. Nơi mà du khách có thể tìm hiểu thêm nhiều điều về văn hóa lịch sử đất nước Romania và tận hưởng cuộc sống bình yên, hiền hòa.
Nhật Bản, một đất nước luôn kiên cường đứng lên sau những cuộc thiên tai không đáng có , sự phát triển kinh tế tại đây cũng làm những đất nước lân cận và cả thể giới bật ngờ, hiện tại nên kinh tế của Nhật Bản chỉ xếp sau Mỹ và Trung Quốc về nhiều chỉ số đo lường, không có bất kỳ tài nguyên nào quý giá và luôn hứng chịu những đợt sóng thần lớn nhất thế giới, nhưng với tinh thần tự lực, tự cường không ngại khó khăn đã tạo nên một nước Nhật hùng mạnh đến tận bây giờ. Cùng VXT tìm hiểu thêm về sự giao thoa giữa nét hiện đại và nét truyền thống của văn hóa lâu đời, đó chính là văn hóa cúi đầu, một vẻ đẹp làm cả thế giớ phải học tập về sự tôn trọng và đức tính khiêm nhường.
Người Nhât họ rất đề cao danh dự của bản thân và lòng tự tôn dân tộc lên hàng đầu, đó cũng là những phẩm chất nổi bật của người Nhật Bản, sự giao thao của tinh hoa văn hóa lâu đời. Và tất cả được thể hiện qua văn hóa cúi chào của người Nhât.
Trong văn hóa của người Nhật, cùi chào được gọi là ‘’ojigi”. Sự cúi chào lẫn nhau thể hiện một cách tôn trọng cơ bản nhất, hoặc để chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và khi cần nhờ sự giúp đỡ người nhật đều cúi đầu xuống. Cũng rất nhiều quốc gia châu Á khác, đêu có sự phân cấp bậc rõ ràng từ gia đình, công ty hay về độ tuổi. Nếu càng cúi đầu thấp thì càng thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
Tổng cộng có năm cách cúi chào trong văn hóa Nhật, với mỗi cung bậc cúi sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, chức vụ, hay tùy thuộc hoàn cảnh.
Dưới đây là 5 cung bậc cúi chào của người Nhật:
► Cách cúi chào thứ nhất là gật đầu nhẹ khi gặp bạn bè cùng trang lứa,đồng nghiệp cấp dưới, hoặc những người kém tuổi.
► Cách thứ hai được gọi là “eshaku”, đó là cúi chào khoảng 15 độ, dùng để chào những người đã quen biết trong thời gian ngắn nhưng không quá thân thiết.
► Cách thứ ba được gọi là “keirei”, là một cách chào mang đầy tính trang trọng thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hơn mình hoặc với sếp, ông chủ của bạn.
► Cách chào thứ tư là cúi chào 45 độ,gần như song song với mặt đất, gọi là “saikeirei”, cách chào này thể hiện sự biết ơn với một ai đó.
Cuối cùng là cách chào gọi là “dogeza”, khi chào người chào sẽ phải quỳ gối xuống đất, đầu cúi thấp. Dogeza được sử dụng khi người chào gặp một người có địa vị rất cao hoặc khi người đó đã phạm phải sai lầm rất nghiêm trọng và muốn bày tỏ lời xin lỗi. Trong một số trường hợp người Nhật cũng cúi chào kiểu dogeza khi muốn xin một đặc ân nào đó từ người đối diện.
Dưới thời Lãnh chúa, Việc cúi chào không đúng cách trước các Lãnh chúa hoặc các sumarai có thể nhận ngay cái chết ngay tại đó. Đến thời điểm hiện tại thì hình phạt đã bị loại bỏ vì tính nhân văn, nhưng việc cúi chào vẫn giữ một vẻ đẹo trong nét văn hóa cơ bản của người Nhật. Chẳng hạn như khi đi qua đường, người đi bộ, kể cả trẻ em, đều cúi đầu với tài xế để cảm ơn vì đã nhường đường cho họ.
Nghi thức cúi chào này cuả người Nhật đã kết hợp một cách cách tinh tế những đức hạnh cổ xưa như sự tôn trọng, lòng thành kính, biết ơn và nét hiện đại của một xã hội phát triển bậc nhất thế giới, và biến nó thành một loại hình nghệ thuật mang bản sắc đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc.
Đài Loan là được coi là con rồng của châu Á và được rất nhiều quốc gia quan tâm bởi vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực đặc sắc và nền văn hóa chờ các bạn khám phá.
Hiện nay, chủ quyền của Đài Loan vẫn đang là vấn đề được nhiều quốc gia cũng như người dân trên khắp thế giới quan tâm. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau Tìm Hiểu Đất Nước Đài Loan trên các khía cạnh cơ bản nhất nhé!
1. Vị trí địa lý tự nhiên
Đài Loan là một hòn đảo có tổng diện tích 36.000km2, cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 160km, được ngăn cách bởi tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc bởi eo biển Đài Loan, cách Philipin 350 km về phía Nam, cách Nhật Bản 1.070 km về phía Bắc.
Phía Đông giáp Thái Bình Dương vì vậy đất nước Đài Loan là nơi nghỉ chân của nhiều chuyến bay Châu Á quốc tế. Đài Loan gồm 64 đảo nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác.
Tuy là hải đảo, nhưng 2/3 diện tích Đài Loan lại là đồi núi cao và rừng cây rậm rạp, và có lẽ cũng chính điều này đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đặc sắc, tươi xanh cho vùng đất nơi đây.
2. Khí hậu
Tìm hiểu đất nước Đài Loan
Khí hậu nước Đài Loan có 4 mùa, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9 nóng và ẩm ướt, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Đặc trưng cho khí hậu ở Đài Loan là vùng khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 250C đến 280C.
Phía Bắc đất nước Đài Loan do ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc nên thường có mưa lớn từ tháng 10 đến tháng 3. Vào mùa đông khí hậu phía Nam ấm hơn phía Bắc, mùa hè thường có gió mùa Tây Nam kèm theo mưa, trong khi đó ở phía Bắc thời tiết nóng và khô.
3. Dân số, ngôn ngữ, tiền tệ
Dân số đất nước Đài Loan có khoảng 25 triệu người. Khoảng 59% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn là Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đài Bắc và Cao Hùng là 2 thành phố đông dân nhất.
Nước Đài Loan có nhiều dân tộc, chủ yếu là dân tộc Hán, dân tộc Mông Cổ, dân tộc Hồi, dân tộc Mèo, dân tộc Cao Sơn v.v. Trong đó dân số dân tộc Hán chiếm trên 97% tổng dân số. Cộng đồng dân tộc Hán chủ yếu gồm người miền nam Phúc Kiến và người Khách Gia.
Phần lớn người miền nam Phúc Kiến có quê quán Thuyền Châu hoặc Chương Châu tỉnh Phúc Kiến, và phần lớn người Khách Gia có quê quán Mai Châu và Triều Châu tỉnh Quảng Đông.
Tín ngưỡng: Đạo Phật là tôn giáo phổ thông đông nhất ở đất nước Đài Loan, có khoảng 4,9 triệu Phật tử. Đạo Tin lành có khoảng 421.641 người. Đạo Thiên Chúa có khoảng 295.742 người, Đạo Hồi có khoảng 52.000 người.
Ngôn ngữ sử dụng chính là tiếng Hoa phổ thông, ngoài ra còn có tiếng Đài Loan, Hakka và ngôn ngữ người bản địa.
Tiền Đài Loan được gọi là tiền Đài tệ(NT$), gồm có tiền giấy và tiền kim loại.
– Tiền giấy Đài tệ có các mệnh giá 50 yuan, 100 yuan, 500 yuan, 1.000 yuan, và 2.000 yuan.
– Tiền kim loại Đài tệ có các mệnh giá: 1, 5. 10, 20, 50 yuan và 5 jiao.
Hiện nay, tỷ giá quy đổi giữa Đài tệ và Việt Nam đồng: 1NT$ = 650 VNĐ.
4. Kinh tế
Tìm hiểu đất nước Đài Loan
Không chỉ được biết đến bởi vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước Đài Loan còn được mệnh danh là “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển vào hàng bậc nhất ở khu vực châu Á.
Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại.
Để giữ được xu hướng này, một số lớn doanh nghiệp ngân hàng, công nghiệp và các doanh nghiệp của nhà nước đã được tư nhân hóa. Xuất khẩu là động lực cung cấp chính cho công nghiệp hóa. Nước Đài Loan thặng dư thương mại, và tiền dự trữ nước ngoài được xếp vào lọai lớn so với những nước phát triển.
Có nhiều tập đoàn công nghiệp lớn, ngoài ra còn có khoảng 80.000 xí nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 98% tổng số xí nghiệp ở Đài Loan, đạt 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 60% tổng giá trị sản phẩm xuất khẩu.
Các xí nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Đài Loan trong suốt 40 năm qua và cũng là nơi sử dụng lao động nước ngoài nhiều nhất. Mức thu nhập bình quân theo đầu người là 14.000USD/năm, xếp thứ 25 trên thế giới.
5. Văn hóa Đài Loan
Tìm hiểu đất nước Đài Loan
Phong tục tập quán: Tập quán sinh hoạt của người Đài Loan không cầu kỳ, có nhiều nét tương đồng gần gũi với sinh hoạt của người Việt Nam. Các món ăn không quá khác biệt so với món ăn Việt Nam.
Bữa sáng, ăn nhanh và đơn giản; bữa trưa ăn nhiều, không uống rượu bia trong bữa sáng và bữa trưa. Người Đài Loan rất hiếu khách, họ tiếp đón nhiệt tình khách từ nơi xa đến.
Đối với người Đài Loan, ăn uống là một nghệ thuật và là một cách thể hiện văn hóa. Vì đất nước Đài Loan có lịch sử lâu đời nên ẩm thực cũng khá đa dạng. Ẩm thực Trung Quốc trải qua hàng nghìn năm đã trở thành một loại hình nghệ thuật được áp dụng từ kinh nghiệm thực tiễn, hài hoà khẩu vị.
Sự nhấn mạnh về sự tôn trọng thực khách được thể hiện trong gia vị, màu sắc, vị, và hình thù của các món. Đó là lý do vì sao đồ ăn Trung Quốc trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều thực khách.
Người Đài Loan có thói quen uống trà nóng trong các tách nhỏ và hay ăn trầu.
Phong tục ở nước Đài Loan rất gần gũi với phong tục của Việt Nam, tiêu biểu nhất là các lễ hội. Hàng năm đều có các lễ hội lớn như: Tết Âm lịch, Tết Nguyên tiêu, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Thất tịch, Tết Trung nguyên, Tết Trung thu, Tết Đông chí….
6. Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc
Tìm hiểu đất nước Đài Loan
Hệ thống giao thông ở nước Đài Loan rất phát triển , đi lại thuận tiện. Sân bay quốc tế ở địa phận tỉnh Đào Viên và Cao Hùng, ngoài ra còn các sân bay nội địa. Đường cao tốc Bắc Nam và hệ thống đường bộ, đường sắt hoàn chỉnh nối liền với nhau.
Trong thành phố có hệ thống ô tô buýt rất phát triển, tại thành phố Đài Bắc và Cao Hùng có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại. Mọi người đều tuân thủ luật lệ giao thông.
Mạng lưới thông tin liên lạc của nước Đài Loan cũng rất phát triển, việc liên lạc bằng điện thoại, fax, email cả nội địa và ra ngoài Đài Loan dễ dàng, thuận tiện. Bạn có thể gọi điện thoại ở các “bốt” điện thoại công cộng bằng cách mua thẻ gọi điện thoại.
Trên đây bài viết Tìm Hiểu Đất Nước Đài Loan đã giới thiệu đến các bạn những thông tin cơ bản nhất về đất nước, văn hóa, con người Đài Loan. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp được các thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Hàng loạt chính sách mới quan trọng về tuyển sinh, xuất khẩu lao động có hiệu lực từ tháng 5/2020
19:31 | 27/04/2020.
Lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng, hủy toàn bộ kết quả thi của thí sinh bị đình chỉ thi tại kỳ thi THPT quốc gia, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ nếu có tiền bảo lãnh…cùng nhiều quy định mới quan trọng có hiệu lực từ tháng 5/2020.
Theo Nghị định 31/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nội dung về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu, từ 1/5, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả…) nếu có 1 trong các điều kiện:
Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Từ 1/5, xe vi phạm giao thông sẽ không bị tạm giữ nếu có tiền bảo lãnh
Thông tư 08/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT quy định, thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định.
Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi của kỳ thi năm đó. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 8/5.
Quyết định 12/ 2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (gọi tắt là Chương trình EPS).
Quyết định nêu rõ, từ 15/5, người lao động trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS phải ký quỹ 100 triệu đồng để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn ký quỹ là 5 năm 6 tháng.
Theo Nghị định 38/2020/NĐ-CP, từ 20/5, có 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài gồm: Massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu, mangan, điôxit thủy ngân; Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả…
Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Theo đó, từ 22/5, thay vì cấp bản sao bằng giấy, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo 2 cách:
Cấp bản sao điện tử từ sổ gốc. Khi đó, cơ quan đang quản lý sổ gốc sẽ căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu.
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu. Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhận lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.
Theo Nghị định 37/2020/NĐ-CP của Chính phủ, từ 15/5 bổ sung 4 ngành nghề vào danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư, bao gồm: Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Theo Huệ Linh/ anninhthudo.vn (nguồn Lao động thủ đô)
10 huyện, thị, thành phố bị cấm xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc
20:50 | 11/06/2020.
(LĐTĐ) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tạm dừng tiếp nhận lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS vào năm 2020.
Theo đó, căn cứ Bản ghi nhớ về Chương trình EPS với Hàn Quốc và mục tiêu, lộ trình giảm lao động cư trú bất hợp pháp giai đoạn 2018-2020, sau khi thống nhất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS năm 2020 đối với 10 quận, huyện ở Việt Nam.
Đây là những địa phương có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên và có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 53 người trở lên.
Ảnh minh họa
Theo đó, các tỉnh, thành phố bị tạm dừng xuất khẩu lao động Hàn Quốc 2020 như sau: Huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa); huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh); huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình).Cũng theo thông báo, ngoài 10 quận, huyện nêu trên, còn có 21 quận, huyện có tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng thời hạn từ 28% trở lên; đồng thời, một số địa phương còn nhiều lao động đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước và lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng.
Căn cứ thông báo của phía Hàn Quốc về tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp vào thời điểm cuối năm 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục tạm dừng tuyển chọn lao động trong năm 2021 đối với các địa phương không giảm được tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp, dỡ bỏ việc tạm dừng đối với những địa phương giảm được tỷ lệ và số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Thế giới có thể mất gần 25 triệu việc làm vì Covid-19
15:20 | 19/03/2020.
(LĐTĐ) Đánh giá sơ bộ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về ảnh hưởng của Covid-19 đến tình hình lao động trên toàn cầu cho thấy, tác động của dịch bệnh sẽ còn tiếp tục mở rộng, khiến hàng triệu người lao động sẽ phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và rớt xuống dưới chuẩn nghèo.
Theo ILO, cuộc khủng hoảng kinh tế và lao động do Covid-19 gây ra có thể làm tăng thêm 25 triệu người thất nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, ILO cho rằng, nếu chúng ta có thể đưa ra giải pháp chính sách đối phó với tình hình này một cách đồng bộ ở tầm quốc tế – như thế giới đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009-2009, thì tác động của dịch bệnh đến tình trạng thất nghiệp toàn cầu có thể giảm đi đáng kể.
ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.
Báo cáo đánh giá sơ bộ “Covid 19 và thế giới việc làm: Tác động và giải pháp” của ILO kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, trên diện rộng và đồng bộ ở cả ba trụ cột: Bảo vệ người lao động tại nơi làm việc, kích thích nền kinh tế và việc làm, và hỗ trợ việc làm và thu nhập.
Những biện pháp này bao gồm mở rộng an sinh xã hội, hỗ trợ khả năng giữ việc làm (như giảm thời giờ làm việc, nghỉ phép có lương, và các trợ cấp khác), giảm thuế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ngoài ra, báo cáo sơ bộ cũng đề xuất các biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ, hỗ trợ cho vay và hỗ trợ tài chính đối với một số ngành kinh tế cụ thể
Các kịch bản khác nhau
Dựa vào các kịch bản khác nhau mà tác động của Covid-19 có thể gây ra đối với tăng trưởng GDP toàn cầu, ước tính của ILO cho thấy số người thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng từ 5,3 triệu người (kịch bản “thấp”) đến 24,7 triệu người (kịch bản “cao”).
Đây là số tăng thêm so với nền số lượng người thất nghiệp sẵn có là 188 triệu trong năm 2019. Nhìn lại trong tương quan với năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi đó khiến 22 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Tình trạng thiếu việc làm (không sử dụng được đầy đủ khả năng làm việc của người lao động có việc làm) cũng được dự báo sẽ tăng theo diện rộng, khi những tác động về kinh tế của Covid-19 sẽ khiến cả giờ làm và tiền lương bị giảm.
Nhóm lao động tự làm ở các nước đang phát triển – vốn thường là tấm đệm giúp làm nhẹ bớt độ xung của những tác động do những thay đổi đột ngột mang lại – thì lần này sẽ không còn tác dụng vì những hạn chế di chuyển đối với con người và hàng hóa.
Giảm số lượng việc làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập lớn cho người lao động. Nghiên cứu ước tính con số này tương đương từ 860 tỷ USD đến 3,4 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Điều này sẽ dẫn tới giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, từ đó tác động tới triển vọng của doanh nghiệp và các nền kinh tế
Tình trạng lao động nghèo được dự báo cũng sẽ gia tăng đáng kể, bởi “việc giảm thu nhập do suy giảm các hoạt động kinh tế sẽ ảnh hưởng xấu tới những người lao động cận nghèo hoặc sống dưới chuẩn nghèo”.
ILO ước tính rằng sẽ có thêm từ 8,8 đến 35 triệu người lao động rơi vào đói nghèo trên khắp thế giới, so với mức ước tính trước đây cho năm 2020 (là giảm 14 triệu người )
Phản ứng chính sách nhanh chóng và đồng bộ
“Đây không còn chỉ là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu nữa, mà Covid-19 cũng chính là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đối với thị trường lao động và kinh tế, tác động lớn tới con người,” Tổng Giám đốc ILO, ông Guy Ryder cho biết.
“Trong năm 2008, thế giới đã cho thấy sự đồng lòng để cùng nhau giải quyết các hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và đã có thể tránh được những tác động tồi tệ nhất. Đó chính là điều chúng ta cần lúc này,” ông Guy Ryder nói
Báo cáo của ILO cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng việc làm tới một số nhóm lao động sẽ không đồng đều, và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng. Những người bị ảnh hưởng lớn bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi. Phụ nữ và lao động di cư cũng thuộc nhóm này.
Lao động di cư dễ bị tổn thương vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội. Trong khi đó, phụ nữ thường chiếm số đông trong nhóm các công việc lương thấp và các ngành kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh.
Tổng Giám đốc ILO kết luận: “Trong những lúc khủng hoảng như hiện nay, chúng ta có hai công cụ chính có thể giúp giảm bớt những tác động tiêu cực và giúp phục hồi niềm tin của công chúng.
Thứ nhất là đối thoại xã hội – đối thoại giữa người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức đại diện của họ. Công cụ này đóng vai trò quan trọng để xây dựng niềm tin của công chúng và hỗ trợ các biện pháp mà chúng ta cần thực hiện để vượt qua cuộc khủng hoảng này.
Thứ hai là các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Các tiêu chuẩn này cung cấp một nền tảng đã được thử nghiệm và khẳng định dành cho các phản ứng chính sách tập trung vào việc phục hồi một cách bền vững và công bằng. Chúng ta cần làm tất cả mọi thứ cần thiết để giảm thiểu thiệt hại đối với con người trong thời điểm khó khăn này.”
ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động Việt Nam
Giám đốc ILO Việt Nam Chang-Hee Lee cho rằng, Việt Nam đã làm rất tốt công tác kiềm chế dịch Covid-19. Sự quyết tâm được thể hiện rõ qua thông điệp của Thủ tướng rằng Chính phủ chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân.
Ông Chang-Hee Lee chia sẻ: “Khi cuộc chiến chống Covid-19 có khả năng sẽ còn kéo dài, bây giờ chính là lúc bắt đầu hành động để giảm thiểu những tác động tiêu cực của virus tới doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của phần lớn người lao động, bao gồm cả khu vực kinh tế phi chính thức. ILO Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động để chiến đấu vì việc làm thỏa đáng tại thời điểm khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng về cả sức khỏe, thị trường lao động cũng như kinh tế hiện nay.”
ILO hoan nghênh Nghị viện Châu Âu thông qua hiệp định thương mại tự do với Việt Nam
21:11 | 12/02/2020.
(LĐTĐ) Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh Nghị viện Châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam vào hôm nay (12/2)
Hiệp định thương mại tự do (còn được gọi là EVFTA), đã được hai bên ký tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019. EVFTA là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, bao gồm các điều khoản quan trọng về lao động và môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Khi có hiệu lực, hiệp định được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cả EU và Việt Nam.
Nghị viện Châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại tự do giữa EU và Việt Nam vào hôm nay (12/2).
“Thời gian qua, trên thế giới có ngày càng nhiều quan ngại có căn cứ rằng tự do thương mại có thể làm trầm trọng thực trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia và bản thân trong một quốc gia, và có thể có hại cho môi trường. Các FTA thế hệ mới cố gắng giải quyết thách thức về phát triển bền vững này bằng cách đưa vào các yêu cầu về lao động và môi trường”, ông Chang-Hee Lee – Giám đốc ILO Việt Nam cho biết.
Chương 13 về Thương mại và Phát triển Bền vững yêu cầu Việt Nam và EU “tái khẳng định cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ trong khuôn khổ của ILO và Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong lao động, sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện hiệu quả các quyên tắc về các quyền cơ bản trong lao động”. Các quyền này bao gồm tự do hiệp hội và công nhận một cách thực chất quyền thương lượng tập thể; chấm dứt mọi hình thức lao động cưỡng bức hoặc ép buộc; loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; và chấm dứt phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Chương 13 cũng yêu cầu mỗi bên sẽ tiếp tục và duy trì các nỗ lực hướng tới phê chuẩn các công ước cơ bản của ILO.
Việt Nam hiện đã phê chuẩn 6 trong tổng số 8 công ước cơ bản của ILO. Công ước số 98 về Quyền Tổ chức và Thương lượng tập thể là công ước mới nhất được phê chuẩn, được Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào tháng 6/2019. Việt Nam hiện đang lên kế hoạch phê chuẩn tiếp 2 công ước cơ bản còn lại gồm: Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức – dự kiến trong năm 2020; và Công ước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ quyền tổ chức – dự kiến trong năm 2023.
“Các yêu cầu về lao động và môi trường của EVFTA sẽ giúp mang lại lợi ích cho tất cả các bên, giúp Việt Nam phát triển bền vững bằng cách tránh “cuộc đua xuống đáy” và đảm bảo rằng tăng trưởng hiện tại sẽ không phải trả giá bằng các cơ hội của thế hệ tương lai,” Giám đốc ILO Việt Nam chia sẻ.
Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua EVFTA trong phiên họp sắp tới vào tháng 5. Nếu được thông qua, thỏa thuận sẽ có hiệu lực trong vòng một tháng sau khi Việt Nam và EU có thông báo chính thức giữa hai bên về việc đã hoàn thành các quy trình pháp lý.
Theo Giám đốc ILO Việt Nam, việc gia nhập EVFTA và CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) là cơ hội tạo điều kiện cho Việt Nam hiện đại hóa hệ thống pháp luật lao động và quan hệ lao động. Việc thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi vào tháng 11/2019 đã đưa khung pháp lý của đất nước tiệm cận hơn với các công ước cơ bản của ILO, tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết cho quan hệ lao động và quan hệ việc làm hiện đại của Việt Nam.
“Quan hệ lao động hiện đại dựa trên sự công nhận tự do hiệp hội, cùng với một lực lượng lao động lành nghề hơn và hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, là động lực xã hội quan trọng để Việt Nam tiến tới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao một cách bền vững,” Tiến sĩ Chang-Hee Lee cho biết.
Đại dịch Covid-19 khiến hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm
16:15 | 28/05/2020.
(LĐTĐ) Những phân tích mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tác động của Covid-19 lên thị trường lao động hé lộ những hệ quả đặc biệt nặng nề đối với lao động trẻ, khi có tới hơn 1/6 thanh niên thế giới mất việc làm.
Theo ILO, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1/6 lao động trẻ đã phải ngừng việc. Ảnh minh họa- B.D
ILO cho biết, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, hơn 1/6 lao động trẻ đã phải ngừng việc, còn với những người có thể tiếp tục công việc thì đã bị cắt giảm 23% số giờ làm việc.
Theo Báo cáo nhanh số 4 của ILO: Covid-19 và thế giới việc làm, thanh niên là đối tượng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng nhanh đáng kể từ tháng 2 đã và đang tác động đến nữ nhiều hơn nam giới.
Đại dịch này tạo nên cú sốc đối với thanh niên ở ba phương diện. Đại dịch không chỉ hủy hoại việc làm của họ, mà còn làm gián đoạn việc học hành và đào tạo, cũng như dựng nên nhiều trở ngại lớn đối với những người muốn tham gia thị trường lao động hay muốn thay đổi công việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2019 ở mức 13,6% đã là cao hơn bất kỳ nhóm dân số nào khác. Khoảng 267 triệu thanh niên, tức 1/5 dân số thế giới, ở tình trạng không có việc làm mà cũng không tham gia học hành hoặc đào tạo (NEET). Những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 nếu có việc làm thì cũng là những hình thức công việc dễ bị tổn thương như công việc được trả lương thấp, việc làm trong khu vực phi chính thức hay lao động di cư.
Tổng Giám đốc ILO – ông Guy Ryder cho biết: “Khủng hoảng kinh tế do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh niên, đặc biệt là nữ giới, với tác động nặng nề hơn và nhanh chóng hơn so với các nhóm dân số khác. Nếu chúng ta không kịp thời hành động để cải thiện tình hình, hệ quả mà virus gây ra có thể sẽ kéo dài hàng thập kỷ. Nếu tài năng, năng lực của họ bị gạt ra ngoài lề do thiếu cơ hội và kỹ năng, điều đó sẽ hủy hoại tương lai của tất cả chúng ta và đặt ra những khó khăn cho công cuộc tái thiết một nền kinh tế tốt hơn giai đoạn hậu Covid-19.”
Báo cáo kêu gọi những phản ứng chính sách cấp bách, quy mô lớn và có mục tiêu để hỗ trợ thanh niên, trong đó bao gồm các chương trình đảm bảo việc làm/đào tao trên diện rộng ở các nước phát triển và các chương trình chú trọng tạo nhiều việc làm và đảm bảo việc làm ở những nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình.
Báo cáo cũng cập nhật số liệu ước tính về mức giảm thời giờ làm việc trong quý I và quý II năm 2020 so với quý IV năm 2019. Ước tính 4,8% thời giờ làm việc đã bị cắt giảm trong quý I năm 2020 (tương đương với khoảng 135 triệu việc làm toàn thời gian, giả định tuần làm việc 48 giờ). Con số này thể hiện mức điều chỉnh tăng nhẹ – khoảng 7 triệu việc làm – kể từ Báo cáo nhanh số 3. Dự báo mức tổn thất việc làm trong quý II không thay đổi và duy trì ở mức 305 triệu việc làm.
Xét theo khu vực, Châu Mỹ (13,1%) và châu Âu và Trung Á (12,9%) là những khu vực có tỷ lệ giảm số giờ làm việc cao nhất trong quý II.
Báo cáo một lần nữa kêu gọi các biện pháp cấp bách và tức thì nhằm hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp dựa trên chiến lược bốn trụ cột của ILO: Kích thích nền kinh tế và việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, việc làm và thu nhập; bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; dựa vào đối thoại xã hội để tìm ra giải pháp.
ILO cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy di cư lao động an toàn
12:03 | 11/06/2020.
(LĐTĐ) Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo di cư lao động an toàn hơn và có lợi hơn cho người lao động di cư. Theo ILO, việc sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thể là cơ hội để đảm bảo rằng người lao động di cư Việt Nam sẽ được thị trường toàn cầu đón nhận và quyền của người lao động sẽ được bảo vệ theo những tiêu chuẩn lao động quốc tế.
Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sửa đổi (Luật số 72) đã được Quốc hội đưa ra thảo luận vào ngày 10/6 và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 10 năm 2020.
Lao động Việt Nam đăng ký dự thi tiếng Hàn đi làm việc tại Hàn Quốc
Sau khi thông qua, Luật sửa đổi sẽ có ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm ngàn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, gia đình cũng như cộng đồng của họ và có tác động đến sự phát triển của di cư và công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Giám đốc ILO Việt Nam, TS Chang-Hee Lee, cho biết: “Việc quy định cấm áp dụng các loại phí tuyển dụng và chi phí liên quan một cách rõ ràng trong luật đóng vai trò rất quan trọng. Khi người lao động phải trả lệ phí và chi phí cao, cũng như phải vay nợ với lãi suất cao để đi làm việc ở nước ngoài, họ dễ trở thành nạn nhân của tình trạng bị lạm dụng, bóc lột, lệ thuộc vì nợ, lao động cưỡng bức và buôn bán người. Do đó, những lợi ích cho phát triển của di cư lao động không thể được đảm bảo một cách đầy đủ.”
Công ước về Các cơ quan dịch vụ việc làm tư nhân số 181 và các nguyên tắc chung và hướng dẫn triển khai hoạt động tuyển dụng công bằng của ILO nêu rõ “người lao động không phải gián tiếp hay trực tiếp chịu một phần hay toàn bộ lệ phí tuyển dụng hoặc chi phí liên quan” và “chủ sử dụng lao động, trong khu vực công cũng như tư, hoặc trung gian của họ, thay vì người lao động, phải chịu chi phí tuyển dụng”.
Việt Nam hiện có mức phí tuyển dụng và các chi phí liên quan ở mức cao được quy định trong luật. Theo một nghiên cứu mới của ILO, người lao động di cư không hiểu rõ cơ cấu lệ phí, chi phí hiện tại và quy định phức tạp về các mức phí theo luật định khiến người lao động khó biết được họ có phải đóng quá mức phí quy định hay không.
Nghiên cứu cho thấy tình trạng thu phí người lao động di cư trên mức trần theo quy định của luật còn phổ biến. Một số người được phỏng vấn cho biết họ đã phải trả từ 163 triệu đồng đến 372 triệu đồng (7.000-16.000 USD) để đi việc tại Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức giới hạn theo quy định của pháp luật. Việc quy định các kênh di cư hợp thức trong luật với mức chi phí thấp hơn, mất ít thời gian và quy định đơn giản hơn sẽ giúp giải quyết vấn đề thu phí quá cao so với mức luật định, ngoài ra cũng dễ giám sát và thực thi hơn.
Bà Anna Olsen – chuyên gia về di cư lao động của ILO cho biết: “Các hành vi lạm dụng liên quan đến tình trạng lệ thuộc do nợ nần xuất phát từ việc trả các khoản phí tuyển dụng có thể dẫn đến nạn lao động cưỡng bức và buôn bán người.”
Trong một động thái liên quan, Quốc hội đã bỏ phiếu phê chuẩn Công ước cơ bản số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức của ILO vào ngày 8/6 vừa qua.
“Để giải quyết các vấn đề rủi ro liên quan đến lao động cưỡng bức, cần phải có một khung pháp lý quốc gia đầy đủ và các chính sách di cư lao động toàn diện dựa trên những tiêu chuẩn lao động quốc tế,” bà Olsen nhận định.
Theo chuyên gia, việc sửa đổi Luật số 72 mang đến cơ hội cho Việt Nam trong việc đáp ứng các nhu cầu từ nhiều chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp đa quốc gia hàng đầu muốn thuê lao động di cư “được tuyển dụng không phí”, theo đó họ không phải trả bất cứ khoản chi phí nào để đi làm việc ở nước ngoài. Điều này sẽ giúp bảo vệ người lao động di cư tốt hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Năm 2019, Việt Nam đã phái cử hơn 152.000 lao động di cư ra nước ngoài, hai phần ba trong số này là nam giới. Nhật Bản và Đài Loan, Trung Quốc đã tiếp nhận hơn 90% lao động di cư hợp thức của Việt Nam trong ba năm qua. Hàng năm, Chính phủ đều tăng các mục tiêu di cư lao động cấp quốc gia và cấp tỉnh, tích cực thúc đẩy di cư lao động như một phương tiện tạo công ăn việc làm, nâng cao kỹ năng cho người lao động và giảm nghèo.