Author Archives: Quản trị viên

Nỗ lực để khôi phục xuất khẩu lao động hậu Covid- 19

Nỗ lực để khôi phục xuất khẩu lao động hậu Covid- 19

10:41 | 23/07/2020.

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau đại dịch Covid-19. Sắp tới, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn mở lại thị trường cho doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực này.

no luc de khoi phuc xuat khau lao dong hau covid 19
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đang khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sau đại dịch Covid-19

Tập trung vào 3 thị trường trọng điểm

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, cho biết đến nay, sau khi tình hình dịch Covid-19 có chuyển biến tích cực, giới chủ ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều đang muốn tiếp tục nhận lao động Việt Nam để khôi phục sản xuất – kinh doanh.

“Hai quốc gia và vùng lãnh thổ này không áp dụng quy định dừng tiếp nhận lao động nước ngoài nhập cảnh vào làm việc mà vẫn đang tiếp tục mở cửa thị trường cho lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp ở khu vực này cũng có khả năng đáp ứng được các yêu cầu về địa điểm cách ly, thời gian cách ly cũng như việc giám sát thực hiện cách ly cho lao động nước ngoài” – ông Nguyễn Gia Liêm thông tin thêm.

Cũng theo ông Liêm, thị trường Nhật Bản cũng đang có nhu cầu cao về tiếp nhận lao động Việt Nam, tập trung ở các lĩnh vực: Nông nghiệp, chăm sóc người cao tuổi, chế biến suất ăn, thực phẩm… Nhật Bản có thể mở cửa trở lại cho lao động nước ngoài vào tháng 7 và tháng 8 tới, sau khi chính phủ nước này dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào ngày 25/5.Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là 3 thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam.

Trong hơn 10 năm qua, hằng năm, số lượng lao động Việt Nam sang 3 thị trường này chiếm trên 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, việc khôi phục 3 thị trường này quyết định Việt Nam có đạt mục tiêu đưa 130.000 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm nay hay không.

Đó cũng là lý do mà tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì chỉ đạo việc đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), ngay sau khi các thị trường chủ lực này cơ bản đã an toàn, chính sách hạn chế nhập cảnh được dỡ bỏ.

Phải hết sức thận trọng

Tuy có những tín hiệu tích cực nhưng kế hoạch đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng trong năm 2020 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường lớn Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc vẫn đang kiểm soát chặt chẽ nhập cảnh. Riêng ở Nhật, do chính sách hạn chế nhập cảnh, từ đầu năm đến nay, hàng ngàn lao động đã ký kết hợp đồng với các nghiệp đoàn của nước này vẫn chưa thể xuất cảnh.

Giảm 40% lao động đi làm việc ở nước ngoài: Theo Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh, trong 6 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cả nước chỉ đưa được 33.500 người đi làm việc ở nước ngoài, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong tháng 5, các doanh nghiệp chỉ cung ứng được 126 lao động. Cũng trong 6 tháng đầu năm, có hơn 5.000 lao động Việt Nam ở nước ngoài phải về nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (chủ yếu là lao động hết hạn hợp đồng không thể gia hạn, ốm đau, thai sản, mất việc làm vì xí nghiệp, chủ sử dụng lao động thu hẹp sản xuất…).

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết trước những diễn biến mới của tình hình dịch Covid-19 ở trong và ngoài nước, căn cứ tình hình lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của các quốc gia và vùng lãnh thổ, Cục sẽ có hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp. Cơ quan này cũng đã trình Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành công văn hướng dẫn doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tại các thị trường đã an toàn và có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam.

Trước mắt, theo chỉ đạo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Cục Quản lý lao động ngoài nước, doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng chống dịch Covid-19 trong công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải chủ động trao đổi với đối tác nước ngoài trên cơ sở chính sách, quy định về xuất nhập cảnh và tiếp nhận lao động để bảo đảm người lao động nhập cảnh hợp pháp, an toàn cũng như quyền lợi được bảo đảm trong trường hợp phải thực hiện cách ly sau khi nhập cảnh.

Ngọc Tú (nguồn Lao động Thủ đô)

Xuất khẩu lao động sang Séc có nhiều hứa hẹn

Xuất khẩu lao động sang Séc có nhiều hứa hẹn

(LĐTĐ) Với việc Séc tuyên bố cấp lại visa cho công dân Việt Nam và việc một số địa phương, doanh nghiệp của Séc đặt vấn đề cần tuyển lao động Việt Nam với Đại sứ quán Việt Nam tại Séc, dự báo trong thời gian tới, một số lượng lớn lao động Việt Nam sẽ có cơ hội sang Séc làm việc.

Từ ngày 06/6/2019, Cộng hòa Séc chính thức mở lại việc cấp visa dài hạn cho công dân Việt Nam và Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội trực tiếp tiếp nhận hồ sơ xét duyệt đợt đầu cho 200 công dân Việt Nam sẽ sang Cộng hòaSéc làm việc từ tháng 8/2019. Trước đó, Chính phủ Séc tuyên bố tạm ngừng cấp visa dài hạn với mục đích lao động và kinh doanh tại Cộng hòa Séc cho công dân Việt Nam.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam (từ ngày 16 đến 18/4/2019), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Andrej Babis, hội kiến Tổng thống Miloz Zeman, Chủ tịch Hạ viện Radek Vondracek, dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Séc và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hòa Séc.

Tại Hội đàm cấp cao giữa hai bên, hai Thủ tướng đã nhất trí phối hợp thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực về giáo dục – đào tạo, lao động, nông nghiệp, khoa học công nghệ, môi trường, văn hóa, du lịch. Hai bên thống nhất tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Séc về hợp tác kinh tế; khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường tiếp xúc, kết nối đối tác, tham gia hội chợ, hội thảo của nhau…

xuat khau lao dong sang sec co nhieu hua hen
Hội đàm giữa hai Chính phủ Việt Nam và Cộng hòa Séc. Ảnh: Trang web Bộ LĐ-TB&XH

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trực tiếp trao đổi về vấn đề thúc đẩy hợp tác lao động giữa hai quốc gia và được sự thống nhất từ Thủ tướng Séc Andrej Babis: Công dân Việt Nam tiếp tục được đăng ký xin cấp visa dài hạn với mục đích lao động và kinh doanh tại Séc.

Phát biểu tại Hội đàm, Thủ tướng Andrej Babis nhấn mạnh: “Séc là người bạn thân thiết của Việt Nam. Là thành viên tích cực của EU, Séc ủng hộ việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và EU, đặc biệt sẽ thúc đẩy EU sớm hoàn tất các thủ tục để ký EVFTA và EVIPA với Việt Nam”.

Được biết, Cộng hòa Séc đang có nhu cầu tiếp nhận lao động rất cao. Hiện nay Séc thiếu khoảng 200 nghìn lao động, và dự báo thời gian tới nhu cầu tiếp nhận lao động của bạn có thể lên tới 600 nghìn, do kinh tế Séc trong những năm gần đây phát triển rất ổn định, bên cạnh đó lao động Séc lại dịch chuyển tới các quốc gia Tây Âu để làm việc. Lao động Việt Nam từ những thập niên 80-90 sang học tập, lao động tại Tiệp Khắc (nay là Séc và Slovakia) luôn được đánh giá rất cao vì đức tính cần cù, chăm chỉ.

Như vậy, với việc Séc tuyên bố cấp lại visa cho công dân Việt Nam, và việc một số địa phương, doanh nghiệp của Séc đặt vấn đề cần tuyển lao động Việt Nam với Đại sứ quán Việt Nam tại Séc, dự báo trong thời gian tới có một số lượng lớn lao động Việt Nam sẽ có cơ hội sang Séc làm việc.

P.D (nguồn Lao động Thủ đô)

Cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam đến Nhật Bản

Cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam đến Nhật Bản

14/03/2019 12:13 GMT+7

TTO – Trong năm 2018, trong số 143.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có đến gần 68.000 người đến Nhật Bản tu nghiệp, làm việc.

Cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam đến Nhật Bản - Ảnh 1.

Ông Kensaku Morita, tỉnh trưởng tỉnh Chiba, Nhật Bản (trái) cùng thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp đã ký kết bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực trưa 14-3 – Ảnh: ĐỨC BÌNH

“Hôm nay chỉ là ký kết mở đầu ở lĩnh vực điều dưỡng viên, chắc chắn thời gian tới tỉnh Chiba sẽ ký kết ở nhiều lĩnh vực khác với Việt Nam” – ông Kensaku Morita, tỉnh trưởng tỉnh Chiba (Nhật Bản) khẳng định như vậy tại lễ ký kết bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực giữa tỉnh Chiba và Bộ Lao động thương binh và xã hội, trưa 14-3.

Theo ông Kensaku Morita, tỉnh Chiba có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực và hiện có 54.000 lao động nước ngoài đang thực tập, làm việc tại tỉnh này, trong đó đông nhất là lao động Việt Nam, với hơn 14.000 người.

“Lao động Việt Nam là đông nhất ở Chiba, với hơn 14.000 người và khi tôi đến các doanh nghiệp, tất cả họ đều khen ngợi lao động Việt Nam. Đây chính là lí do mà tỉnh Chiba đã có nhiều chính sách để hỗ trợ lao động Việt Nam để họ yên tâm sống và làm việc.

Cũng chính vì lí do đó, tỉnh Chiba mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực” –  tỉnh trưởng tỉnh Chiba nhấn mạnh.

Tại lễ ký kết, thứ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội cũng cho biết những năm qua số lượng tu nghiệp sinh, thực tập sinh, lao động Việt Nam đến Nhật Bản làm việc ngày càng đông, trong đó có tỉnh Chiba.

“Lễ ký kết hôm nay chắc chắn sẽ là cơ hội cho nhiều lao động Việt Nam được đến Chiba và Nhật Bản làm việc” – ông Diệp khẳng định.

Theo Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ lao động thương binh và xã hội), riêng trong năm 2018, trong số 143.000 người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đã có đến gần 68.000 người đến Nhật Bản tu nghiệp, làm việc.

ĐỨC BÌNH (theo Tuổi Trẻ Online)

Từ 1-4, lương lao động Việt tại Nhật sẽ bằng hoặc cao hơn người bản địa

Từ 1-4, lương lao động Việt tại Nhật sẽ bằng hoặc cao hơn người bản địa

15/03/2019 12:42 GMT+7

TTO – Chính phủ Nhật Bản vừa công bố hàng loạt nghị định và thông tư liên quan đến chính sách thị thực mới cho lao động nước ngoài, trong đó tập trung bảo vệ quyền lợi người lao động từ quá trình môi giới đến lương bổng.

Từ 1-4, lương lao động Việt tại Nhật sẽ bằng hoặc cao hơn người bản địa - Ảnh 1.

Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại nhà máy sản xuất ôtô ở tỉnh Chiba tháng 10-2018 – Ảnh chụp màn hình

Việc ban hành các quy định và hướng dẫn thi hành là bước chuẩn bị cho chính sách thị thực mới sẽ bắt đầu có hiệu lực sau ngày 1-4 tới, theo nhật báo Mainichi ngày 15-3. Tất cả các quy định này đều được đăng tải trên trang chủ chính thức của Bộ Nội vụ Nhật Bản.

Nhiều vấn đề liên quan sát sườn tới sức khỏe và quyền lợi của người lao động nước ngoài đã được đề cập trong bộ quy định, từ việc sàng lọc các công ty tiếp nhận đến trả lương công bằng và bảo vệ lao động trước các công ty môi giới lừa đảo.

Đây đều là những vấn đề được các nước có đông lao động đang làm việc tại Nhật Bản, bao gồm Việt Nam, bày tỏ quan ngại và đề nghị cải thiện sau khi Tokyo thay đổi hệ thống thị thực.

Theo đó, những công ty tại Nhật Bản muốn thuê lao động người nước ngoài phải là những công ty chưa từng vi phạm luật nhập cư, hay các quy định về lao động khác trong thời gian 5 năm trở lại đây.

Đáng chú ý, các công ty này phải trả lương cho lao động nước ngoài mức lương tương đương hoặc cao hơn so với mức lương trả cho lao động người Nhật Bản. Việc trả lương phải được thực hiện một cách hợp pháp thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Ngoài ra, các công ty tiếp nhận có nghĩa vụ hỗ trợ người lao động đăng ký hợp đồng điện thoại di động.

Để loại bỏ vai trò trung gian của các công ty môi giới lừa đảo hay kém chất lượng, cơ quan chức năng khi làm thủ tục nhập cảnh cho lao động nước ngoài vào Nhật Bản sẽ xác minh rõ người lao động đã được mua bảo hiểm hay chưa.

Ngược lại, người lao động cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn về sức khỏe mới được cấp thị thực nhập cảnh. Trong trường hợp lao động về nước nhưng không đủ khả năng trang trải chi phí đi lại, công ty sử dụng lao động có nghĩa vụ trả số tiền này thay cho người lao động.

Nghị định của Chính phủ Nhật Bản cũng xác định rõ những nguyên tắc đối với “Cơ quan hỗ trợ đăng ký”, một tổ chức có nhiệm vụ thay mặt các công ty để hỗ trợ người lao động nước ngoài.

Từ 1-4, lương lao động Việt tại Nhật sẽ bằng hoặc cao hơn người bản địa - Ảnh 2.

Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại một công trường xây dựng ở Tokyo – Ảnh chụp màn hình

Theo hệ thống thị thực mới, lao động nước ngoài từ 18 tuổi trở lên sẽ được tiếp nhận theo hai loại thị thực.

Loại đầu tiên đòi hỏi người lao động có trình độ học vấn và kinh nghiệm nhất định, trong khi loại thứ hai dành cho nhóm có kỹ năng làm việc cao hơn. Để được cấp thị thực loại 1, có hiệu lực tới 5 năm, người lao động phải chứng minh có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Nhật thông qua các bài kiểm tra tiếng Nhật.

Những người đã trải qua chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật kéo dài hơn 3 năm có thể đăng ký xin thị thực loại này mà không cần phải thực hiện các bài kiểm tra. Tuy nhiên, những người lao động trong nhóm này sẽ không được phép đưa gia đình tới Nhật Bản.

Trong khi đó, loại 2 có khung yêu cầu cao hơn, buộc người lao động phải vượt qua bài kiểm tra kỹ năng cấp độ cao hơn. Đổi lại, họ được phép đưa gia đình đi cùng, số lần gia hạn thị thực cũng không bị hạn chế, từ đó mở ra cơ hội định cư tại Nhật Bản.

Việc thay đổi chính sách thị thực có thể giúp Nhật Bản có thêm 340.000 lao động nước ngoài trong vòng 5 năm tới.

DUY LINH

CẨM NANG CÂU HỎI – BÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐI XKLĐ NHẬT BẢN

CẨM NANG CÂU HỎI – BÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐI XKLĐ NHẬT BẢN

CẨM NANG CÂU HỎI – BÍ QUYẾT TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐI XKLĐ NHẬT BẢN

Một cuộc phỏng vấn trực tiếp của xí nghiệp, nghiệp đoàn, nhà tuyển dụng Nhật Bản bằng hình thức gặp mặt trực tiếp hay qua skype đều là việc không thể thiếu trong bất cứ một cuộc thi tuyển dụng người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nào.

Nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số câu hỏi phù hợp để người lao động trả lời, những câu hỏi tưởng chừng đơn giản và dễ trả lời nhưng đôi khi do tâm lý hồi hộp hoặc những bạn ít giao tiếp, chưa đi phỏng vấn bao giờ cũng không khỏi bỡ ngỡ, trả lời ậm ừ, ấp úng tạo lên ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng. Đúc rút từ hàng trăm cuộc phỏng vấn lớn nhỏ tại IDC.  Với mong muốn giúp người lao động tư tin hơn trong việc phỏng vấn đi Nhật IDC xin tổng hợp một số câu hỏi phổ biến nhất của nhà tuyển dụng hay hỏi người lao động Nhật Bản và cách trả lời hay nhất để lấy điểm từ phía doanh nghiệp tuyển dụng Nhật.

Ảnh: TTS đón đoàn Nhật bản về phỏng vấn 

Những câu hỏi phỏng vấn khi đi lao động Nhật Bản

1. Hãy tự giới thiệu bản thân bạn bằng tiếng Nhật?
2. Sở thích của bạn là gì?
3. Tại sao bạn lại chọn đi XKLĐ tại Nhật?
4. Bạn đã từng làm công việc gì trước đây?
5. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
6. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
7. Bạn có sợ vất vả trong công việc không?
8. Nếu công ty có nhiều việc bạn có chấp nhận làm thêm giờ không?
9. Sau khi kết thúc công việc tại Nhật về Việt Nam bạn sẽ định làm gì?
10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi hay không?

Cách trả lời phỏng bấn đi lao động ở Nhật Bản hiệu quả nhất

1. Hãy tự giới thiệu bản thân bạn bằng tiếng Nhật?

Trả lời: 100% các cuộc phỏng vấn người đi XKLĐ Nhật Bản đều yêu cầu bạn tự giới thiệu bản thân mình bằng tiếng Nhật. Những câu nói giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật sẽ được đội ngũ đào tạo tác phong thi tuyển của công ty đào tạo cho các bạn trước thi tuyển 1 – 2 ngày, thời gian đó giúp các bạn có thể tự học thuộc những câu tiếng Nhật giới thiệu bản thân cơ bản nhất nên hãy chịu khó học thuộc lòng các bạn nhé!.

Lưu ý: Đọc to rõ ràng, đọc chậm dãi để các bạn có thể vừa nhớ vừa đọc, không nên đọc nhanh quá vì mới học nên các bạn đọc sẽ không được chuẩn dẫn đến tình trạng nhà tuyển dụng sẽ không kịp nghe thấy gì nếu đọc nhanh quá.

2. Sở thích của bạn là gì?

Trả lời: Đây là một câu hỏi không quá khó và bạn có thể trả lời một số sở thích phổ biến như thích đọc sách, thích chơi thể thao…và các bạn cũng có thể giải thích thêm rằng thích đọc sách để thư giãn, xả sterss, cập nhật kiến thức, phát triển nhân cách, hoàn thiện con người. Thích chơi thể thao một số môn cụ thể giúp tăng cường sức khỏe, cơ thể dẻo dai khỏe mạnh chống lại bệnh tật….

3. Tại sao bạn lại chọn đi XKLĐ tại Nhật?

Trả lời: Câu trả lời hợp lý nhất mà các bạn có thể nói là ” Tôi đi Nhật làm việc là để muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình và đặc biệt là học hỏi kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật của người Nhật để sau khi về nước sẽ giúp sức vào công cuộc phát triển của nước nhà”. Hoặc ” Tối muốn đi Nhật vì tôi muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình, sau khi hết hạn hợp đồng với vốn tiếng Nhật tôi có tôi muốn về nước làm cho các công ty, doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam”

Lưu ý: Tất nhiên mục đích chính của người lao động chủ yếu là kiếm tiền nhưng các bạn không nên trả lời chỉ mỗi đi kiếm tiền, mà hãy nồng ghép đưa thêm những mục đích cao cả khác để lấy điểm từ nhà tuyển dụng

4. Bạn đã từng làm công việc gì trước đây?

Trả lời: Trong tờ CV giới thiệu của bạn mà phía công ty đã yêu cầu bạn viết theo mẫu đã có ghi rõ là công việc bạn từng làm trước đây là gì?. Chính bởi vậy bạn chỉ cần nói đúng, chuẩn công việc đã ghi trong Form thi tuyển là được

Lưu ý: Không được nói một kiểu và khai một kiểu vì nhà tuyển dụng sẽ biết bạn nói dối và đánh trượt bạn ngay lập tức.

5. Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Trả lời: Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm nên tốt nhất bạn không nên nói những câu sau: ” nghỉ việc do lương thấp “, “nghỉ việc do sếp khó tính”, ” nghỉ việc do chế độ không tốt”….còn nhiều lý do khác nữa. Câu trả lời hợp lý nhất các bạn có thể nói là ” Vì tôi muốn thực hiện ước mơ sang Nhật học tập, rèn luyện bản thân và thử sức trong môi trường làm việc mới”.

6. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Trả lời: Các bạn có thể trả lời những điểm mạnh của bản thân như ” chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, hòa đồng thân thiện với mọi người”. Điểm yếu thì chắc chắn thì ai cũng có nhưng hãy thật khéo léo trong việc trả lời điểm yếu của bạn không nó sẽ phản tác dụng ngược lại với điểm mạnh của bạn chính vì vậy bạn có thể trả lời như sau ” Tôi có một vài điểm yêu nhưng những điểm yêu đó chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc của tôi cả….”

7. Bạn có sợ vất vả trong công việc không?

Trả lời: Tất nhiên các bạn sẽ phải trả lời là ” Tôi không sợ vất vả ” rồi. Vì chẳng công ty nào lại đi tuyển nhân viên sợ vất vả cả.

8. Nếu công ty có nhiều việc bạn có chấp nhận làm thêm giờ không?

Trả lời: Hãy trả lời là ” Có ” vì một số lý do nào đó mà phía doanh nghiệp sẽ yêu cầu người lao động làm thêm giờ để kịp tiến độ bàn giao công trình, sản phẩm. Và đương nhiên việc tăng ca làm thêm giờ bạn sẽ được thêm lương, hầu như 90% người lao động Việt làm việc tại Nhật đều làm thêm giờ vì đó là một cách để tăng thêm thu nhập, phía doanh nghiệp Nhật cũng thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động làm thêm nhưng vẫn phải dựa trên những quy định và luật lao động của Nhật

Bạn có thể trả lời là” Nếu công ty có nhiều việc cần giải quyết để kịp tiến độ thì tôi sẽ sẵn sàng tăng ca để hoàn thành công việc”

9. Sau khi kết thúc công việc tại Nhật về Việt Nam bạn sẽ định làm gì?

Trả lời: Với câu hỏi này ý nhà tuyển dụng muốn biết ước mơ của bạn cho tương lai là gì, vì vậy hãy thật tự tin và mạnh dạn trả lời ở câu hỏi này nhé. ” Tôi muốn mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ sau khi về nước “, ” Tôi muốn sau khi về nước tự kinh doanh về lĩnh vực….theo lĩnh vực tôi đã học được từ công việc tại Nhật”, ” Tôi muốn sau khi về nước sẽ sử dụng kinh nghiệm đã học được, vốn tiếng Nhật để xin vào làm việc tại các công ty Nhật Bản tại Việt Nam”.

10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi hay không?

Trả lời: Các bạn nên hỏi mộtsố câu hỏi như sau ” Nơi ở, nhà trọ của tôi ở có gần công ty, nơi làm việc hay không “, ” Việc di chuyển từ nhà trọ đến công ty có gặp khó khăn không?”, ” Tôi đi làm thì đi bằng phương tiện  gì “…. Các bạn cũng có thể hỏi về giờ làm thêm ” Làm thêm hàng tháng tôi sẽ được làm thêm bao nhiêu tiếng “, “lương làm thêm của tôi hàng tháng khoảng bao nhiêu” ( Lưu ý: Nếu trong thông tin đơn hàng tuyển dụng đã ghi rõ giờ làm thêm, lương làm thêm thì bạn không nên hỏi lại nữa). Tránh hỏi những câu hỏi về tiền lương bao nhiêu 1 tháng vì đã được ghi rõ ràng trong thông tin tuyển dụng mà tư vấn viên cho bạn xem trước khi thi tuyển.

Chúc các bạn có một buổi phỏng vấn thành công tốt đẹp !

ST/

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NHẬT BẢN: ĐỪNG ĐỂ TUỘT MẤT

THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NHẬT BẢN: ĐỪNG ĐỂ TUỘT MẤT

Trong những năm gần đây, nhiều người biết đến thị trường lao động Nhật Bản nhiều hơn nhờ hoạt động đưa người lao động sang Nhật Bản làm việc dưới hình thức tu nghiệp sinh. Chương trình này nhằm mục đích đưa người lao động sang Nhật để tiếp thu kỹ năng, kiến thức nâng cao tay nghề, người lao động được tiếp cận với nhiều kĩ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại qua việc làm thực tế ở Nhật. Nguồn lao động này trở thành nguồn lao động quý giá của Việt Nam khi nước ta gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN, cơ hội người lao động được nhận vào làm việc ở nhiều công ty Nhật ở nước ta cũng tăng lên đáng kể.

Thị trường lao động Nhật Bản: đừng để tuột mất

Trong quá trình tuyển dụng, học việc ở các công ty, nhiều lao động đã phải chịu chi phí quá cao so với quy định, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung, nhiều trường hợp lao động phải chịu cả những chi phí chuẩn bị nhưng vẫn không được đưa đi, nhiều cẩm nang trường hợp người lao động phá vỡ hợp đồng lao động, bỏ ra ngoài làm việc tăng nhiều hơn so với những năm trước đó.

Thực ra, tình trạng lao động trốn ra ngoài làm việc khi sang đến nước ngoài xảy ra ở nhiều thị trường chứ không riêng gì ở Nhật Bản. Nguyên nhân của thực trạng này là do sự yếu kém của công ty xuất khẩu lao động khi đưa các thực tập sinh sang Nhật Bản không đáp ứng đầy đủ yêu cầu đơn hàng của phía tiếp nhận, tuyển chọn lap động qua nhiều khâu trung gian nên không kiểm soát được một cách chặt chẽ chất lượng lao động,… ngoài ra còn do sự cạnh tranh không lành mạnh của nhiều doanh nghiệp làm giảm quyền lời của doanh nghiệp, người lao động để có được hợp đồng.

Thực tế, nhiều lao động trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp là vì họ tìm mọi cách để kiếm lại đủ chi phí và kiếm thêm tiền làm vốn trong thời gian nhanh nhất. Các doanh nghiệp thì chỉ quan tâm đến chi phí thu được và quan tâm đến số lượng lao động được xuất khẩu mà quên mất trách nhiệm của mình sau khi đã đưa lao động đi làm việc.

ST/

Thị trường việc làm tại Việt Nam hiện nay

Thị trường việc làm tại Việt Nam hiện nay

Tuesday, 25/04/2017 | 08:30:08 0
Thị trường việc làm là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công. Vậy thị trường việc làm ở Việt Nam hiện nay ra sao? Cùng theo dõi bài viết để có những cái nhìn cụ thể hơn.
thi-truong-viec-lam-tai-viet-nam-hien-nay-hinh-anh
Sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp trong thị trường việc làm ở Việt Nam

Những vấn đề “nóng” tại thị trường việc làm hiện nay

1. Tình trạng thực tế

Thị trường việc làm tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhu cầu tìm việc làm chất lượng cao.

2. Các nhóm ngành nghề đang được săn đón

Những ngành đang được chú ý và đã có rất nhiều sinh viên ra trường thành công như: Luật, nhóm ngành Công nghệ cao trong nông nghiệp, Kiến trúc – Xây dựng- Môi trường,….

3. Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”

Bất kể một doanh nghiệp nào cũng cần có đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, cống hiến nhiều cho công ty. Tuy nhiên, đa số các sinh viên khi ra trường lại không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Tình trạng học theo thành tích thì nhiều nhưng về chuyên môn thì không hề có. Một khảo sát cho thấy rằng có đến 70% sinh viên tốt nghiệp ra trường không chuẩn bị được cho mình những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng cũng như trình độ ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, một số lượng lớn sinh viên được ngồi trên ghế đại học, cao đẳng có ý nghĩ rằng chỉ cần có một tắm bằng có giá trị thì khả năng xin việc làm là cực kỳ đơn giản. Đúng nhưng chưa đủ, đối với thị trường việc làm ở Việt Nam, người thành đạt chỉ có 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại chiếm đến 75% là được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ trang bị.

4. Lời khuyên dành sinh viên Việt Nam

Ngày nay, thị trường việc làm đang mở rộng và ngày càng có nhiều cơ hội hơn, tạo nhiều điều kiện hơn để các bạn sinh viên hòa nhập và khẳng định mình. Vì thế, hãy nhớ rằng, không quan trọng bạn học nghề gì, học ngành có hot hay không, mà quang trong là cách mà bạn học nghề thế nào, làm nghề như thế nào. Xin nhấn mạnh rằng, đại học không phải là con đường duy nhất để dẫn đến thành công. Mà là những người yêu nghề, sống hết mình vì nghề nghiệp mình đã lựa chọn, chắc chắn rằng họ sẽ thành công trong cuộc sống.

(Theo Tìm Việc Nhanh)

Cơ hội vàng cho lao động kỹ năng sang làm việc tại Đức

Cơ hội vàng cho lao động kỹ năng sang làm việc tại Đức

. THANH NIÊN
Từ ngày 1.3, luật Nhập cư mới của Đức chính thức có hiệu lực. Đức sẽ mở rộng tiếp nhận lao động từ các quốc gia không thuộc EU.
Lao động Việt Nam đang học tập và làm việc tại Đức  /// T.Phúc
Lao động Việt Nam đang học tập và làm việc tại Đức

T.PHÚC
Đó chính là cơ hội vàng cho lao động Việt Nam sang làm việc tại quốc gia có ngành công nghiệp phát triển bậc nhất ở châu Âu.

Tiếp nhận lao động trong 13 ngành nghề

Ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), cho biết tháng 9.2019, trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH tại Đức, phía Bộ Lao động và Xã hội Đức có đặt vấn đề muốn tiếp nhận lao động Việt Nam và cần lao động Việt Nam. Ông Nam chia sẻ: “Phía Đức đánh giá cao lao động Việt Nam từ thời Đông Âu có tiếng là cần cù, chăm chỉ, thông minh. Theo luật Nhập cảnh mới, từ ngày 1.3.2020, Đức sẽ mở rộng tiếp nhận lao động từ các quốc gia không thuộc EU trong 13 ngành nghề, trong đó có nhiều ngành nghề phù hợp với lao động Việt Nam, nhằm thu hút nhiều hơn lực lượng lao động kỹ thuật tay nghề cao sang làm việc tại Đức”.
Theo đó, dự kiến trong năm nay, Bộ LĐ-TB-XH sẽ ký với cơ quan lao động của Đức thỏa thuận hợp tác tiếp nhận lao động có kỹ năng của Việt Nam sang làm việc tại Đức trong 12 – 13 ngành nghề mà Đức đang có nhu cầu lớn. Đây chính là cơ hội để tiếp tục đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc tại Đức với những ngành nghề có mức lương cao. Những ngành nghề này ngoài điều dưỡng, hộ lý, còn có kỹ thuật viên sử dụng máy trong ngành y tế, lái xe tải, bảo mẫu, các lĩnh vực khác trong giáo dục
“Hiện có nhiều nhà đầu tư của Đức tại các quốc gia ở châu Âu như Romania, Hungary đã nhận lao động Việt Nam và họ đều đánh giá cao người lao động (NLĐ) của chúng ta. Đức là cửa ngõ vào châu Âu, tầm ảnh hưởng của Đức ở châu Âu rất lớn. Trong năm 2020 và những năm tiếp theo, có thể đưa lao động sang Đức”, ông Nam thông tin thêm.
Một trong những rào cản lớn nhất ngăn lực lượng lao động nước ngoài sang làm việc tại Đức chính là chứng chỉ hành nghề và bắt buộc đối với tất cả NLĐ các ngành nghề. Tuy nhiên theo ông Nam, vấn đề này không đáng lo ngại, bởi hiện nay Việt Nam và Đức đã có hợp tác về đào tạo nghề. Năm 2019, Đức đã chuyển giao cho Việt Nam 22 bộ giáo trình dạy nghề, trong đó có các giáo trình liên quan đến các nghề mà tới đây phía bạn sẽ tiếp nhận lao động. “Nếu mình đào tạo theo đúng tiêu chuẩn của Đức, chắc chắn lao động của mình sẽ đáp ứng được điều kiện làm việc tại Đức. Đây là cơ hội rất tốt cho lao động Việt Nam”, ông Nam nói. Ông Trương Anh Dũng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB-XH), cho hay sau khi tốt nghiệp, hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên được đánh giá kết quả đầu ra, đạt yêu cầu sẽ được cấp 2 bằng: 1 bằng tốt nghiệp cao đẳng của Việt Nam do trường tổ chức đào tạo cấp, 1 bằng tốt nghiệp của Đức (tương đương với trình độ bậc 4 theo khung trình độ quốc gia Đức) và có thể sang Đức làm việc.

Quản lý chặt chẽ người lao động

Đánh giá Đức là một thị trường tốt, pháp luật chặt chẽ có xu hướng bảo vệ NLĐ rất tốt, song ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam, cho rằng ngoài đào tạo về ngôn ngữ, tay nghề, chứng chỉ, kỹ năng đáp ứng nhu cầu phía Đức, cần tăng cường giáo dục tính kỷ luật, tác phong của lao động Việt Nam.
Theo ông Tân, vụ việc 39 người Việt tử nạn tại Anh là một bài học “xương máu” cho các doanh nghiệp, nhà quản lý và NLĐ. “Chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng, làm bài bản, thật chắc chắn, nên làm quy mô nhỏ chứ không nên đưa đi bằng mọi giá. Doanh nghiệp phải giáo dục định hướng cho NLĐ, để họ không còn tư tưởng bỏ trốn hay “đứng núi này trông núi nọ”. Nếu làm không tốt, NLĐ sẽ mượn con đường này để đi sang các thị trường khác trong EU”, ông Tân cảnh báo.
Trước lo ngại về tính kỷ luật, tác phong của lao động Việt Nam, ông Tống Hải Nam cho hay từ năm 2013 đến nay, có 1.000 lao động Việt Nam sang Đức làm việc trong ngành hộ lý, điều dưỡng, nhưng điều đặc biệt là không có người nào bỏ trốn. Điều dưỡng VN có chứng chỉ hành nghề của Đức có thể được trả lương từ 2.800 – 3.000 euro/tháng (tương đương 72 – 76 triệu đồng), được làm việc lâu dài tại quốc gia này, và còn được mang cả gia đình theo. “Đây là chính sách giữ chân NLĐ khi Đức tiếp nhận các nước ngoài EU, với các chính sách tạo điều kiện cho các lao động ngoài EU để họ có cảm giác như đang ở nhà. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan, khi đàm phán, phía Việt Nam và Đức sẽ có những cách thức quản lý lao động tốt hơn”, ông Nam nói.
Một hạn chế nữa của lao động Việt Nam là ngoại ngữ. Tại Việt Nam không có nhiều giáo viên tiếng Đức, và tiếng Đức cũng chưa phổ biến. Tuy nhiên theo ông Nam, giới chủ sử dụng lao động của Đức cho biết họ có thể sử dụng tiếng Anh, NLĐ nào giao tiếp tốt bằng tiếng Anh thì đây cũng là lợi thế.
4 lĩnh vực thiếu nghiêm trọng công nhân kỹ thuật lành nghề tại Đức
Ông Eric Schweizer, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp CHLB Đức, cho rằng việc thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đã trở thành thách thức cho đại đa số các doanh nghiệp Đức. Dự báo đến 2030, người trong độ tuổi lao động của nước Đức sẽ giảm đến 6 triệu người. Số lượng công nhân kỹ thuật lành nghề của Đức thiếu nghiêm trọng trong 4 lĩnh vực: toán học, thông tin tin học, khoa học tự nhiên và kỹ thuật.
Theo Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức Nguyễn Minh Vũ, tiềm năng đưa lao động Việt Nam sang Đức làm việc rất rộng mở. Các lĩnh vực Việt Nam có thể hợp tác với Đức là giáo dục nghề nghiệp, cung ứng điều dưỡng viên, lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Hiện có 170.000 người Việt đang sinh sống, cư trú hợp pháp tại Đức, trong đó có 7.000 sinh viên đang theo học. Cộng đồng người Việt Nam là một trong những cộng đồng nước ngoài hòa nhập tốt nhất, học sinh Việt Nam học rất giỏi và là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Đức…

Hơn 30 triệu lao động ảnh hưởng dịch COVID-19, thất nghiệp tăng

Hơn 30 triệu lao động ảnh hưởng dịch COVID-19, thất nghiệp tăng

10/07/2020 11:54 GMT+7

TTO – Trong 51,8 triệu lao động có việc làm trong quý 2 năm nay, có 30,8 triệu người bị ảnh hưởng do dịch bệnh, trong đó 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp trên cả nước gia tăng.

Hơn 30 triệu lao động ảnh hưởng dịch COVID-19, thất nghiệp tăng - Ảnh 1.

Khoảng 1,3 triệu lao động thất nghiệp trong quý 2 năm nay – Ảnh: B.N.

Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố tại cuộc họp báo tình hình lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2020, tổ chức ngày 10-7, tại Hà Nội.

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo, ông Phạm Quang Vinh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết dịch bệnh đang ảnh hưởng nặng nề đến lao động, việc làm toàn cầu. Dự báo khoảng một nửa lao động toàn cầu mất việc, mất sinh kế.

Riêng tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước.

Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất trong 10 năm qua, trong đó tỉ lệ thất nghiệp tăng nhiều nhất ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp. Dịch bệnh sẽ tiếp tục tác động đến lao động, việc làm thời gian tới.

Bà Vũ Thị Thu Thủy – vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê

Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6-2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trong đó có khoảng 17,6 triệu người bị giảm thu nhập do dịch bệnh, chiếm tỉ trọng 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng.

Hơn 30 triệu lao động ảnh hưởng dịch COVID-19, thất nghiệp tăng - Ảnh 3.

Lao động giản đơn chịu ảnh hưởng lớn hơn từ dịch bệnh – Ảnh: TTO

Bà Thủy cho biết thêm, trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm, 897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động – không tham gia hoạt động kinh tế.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, với 72% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp xây dựng có 67,8% lao động bị ảnh hưởng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 25,1% lao động bị ảnh hưởng.

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, trong quý 2 năm nay tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng mạnh. ‘Điều này cho thấy trước những cú sốc kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có chuyên môn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn’ – bà Thủy nhấn mạnh.

5 khuyến nghị về lao động, việc làm

Tại cuộc họp báo, Tổng cục Thống kê đã đưa ra 5 khuyến nghị liên quan tới tình hình lao động, việc làm tại Việt Nam:

1. Đẩy mạnh thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng, bảo đảm chi đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.

2. Nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn chịu tổn thương.

3. Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19 như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải.

4. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người lao động chưa sử dụng hết tiềm năng tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong trạng thái bình thường mới.

5. Doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới hậu dịch bệnh.

TTO – Theo nghề gì để 4 năm nữa không thất nghiệp? Nhiều thí sinh thắc mắc với ban tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ phối hợp các đơn vị tổ chức.

BẢO NGỌC
098 111 7980
Zalo 098 111 7980
+84 98 111 7980